Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng ngày một tăng cao và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- Viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh gì?
- Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hành tá tràng là gì?
- Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?
- Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày hành tá tràng
- Phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày hành tá tràng
- Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng như thế nào?
- Gastosic – giải pháp toàn diện cho người viêm loét dạ dày hành tá tràng!
Viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày hành tá tràng là tình trạng xuất hiện tổn thương dạng viêm – loét tại niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non (hay còn gọi là hành tá tràng). Những tổn thương này thường xuất hiện khi lớp màng bảo vệ bên ngoài niêm mạc dạ dày bị bào mòn, suy yếu dẫn đến bộc lộ lớp niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid dịch vị tấn công ăn mòn tế bào niêm mạc gây viêm, trợt loét.
Viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể gặp ở mọi đối tượng, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Thông thường, có đến 60% người bệnh bị viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại hành tá tràng và 25% viêm loét ở bờ cong nhỏ dạ dày.
☛ Tham khảo thêm: Vị trí hành tá tràng
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hành tá tràng là gì?
Một số nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ có thể gây viêm dạ dày loét hành tá tràng có thể kể đến như:
Nhiễm vi khuẩn HP
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày hành tá tràng. Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn có thể sinh sống trên niêm mạc dạ dày mà không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị. Trong quá trình sinh trưởng, chúng sẽ tiết ra men gây viêm loét niêm mạc dạ dày tá tràng.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Việc sử dụng thường xuyên một số thuốc giảm đau không kê đơn như NSAID (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,…) có thể gây bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non, tạo điều kiện cho acid tấn công gây viêm loét. Ngoài ra, việc sử dụng NSAID cùng với Corticoid, thuốc chống đông máu, Aspirin liều thấp,… cũng làm tăng nguy cơ gây loét dạ dày hành tá tràng.
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh
Thói quen ăn uống có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Một số thói quen thiếu lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày hành tá tràng có thể kể đến như:
- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng khiến dạ dày bị kích thích, dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Ăn không đúng giờ giấc, ăn quá nhanh, nhai không kỹ làm tăng áp lực cho dạ dày.
- Ăn uống không vệ sinh, ăn thực phẩm sống, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Ăn quá no hoặc quá đói, ăn khuya.
- Uống nhiều rượu bia và thức uống chứa cồn làm tăng tiết acid dịch vị, giảm tiết chất nhầy dẫn đến tăng nguy cơ viêm loét.
Hút thuốc lá thường xuyên
Người hút thuốc lá thường xuyên với số lượng nhiều trong ngày rất dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khói thuốc lá có chứa hơn 7000 chất độc hại, không chỉ làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày mà còn ngăn cản quá trình tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện viêm loét.
Căng thẳng quá mức
Một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày hành tá tràng là căng thẳng quá mức, stress kéo dài. Khi cơ thể căng thẳng, dạ dày tăng co bóp và tiết acid nhiều hơn gây viêm dạ dày hành tá tràng. Ngoài ra, căng thẳng stress cũng khiến các vết loét trở nên trầm trọng và khó lành hơn.
Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh. Cụ thể là:
- Xuất huyết tiêu hóa: Khi các ổ loét ăn sâu xuống các lớp bên dưới, chúng có thể gây tổn thương mạch máu dẫn đến xuất huyết trong lòng ống tiêu hóa. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu tươi cần được đưa đi cấp cứu ngay. Một số trường hợp xuất huyết chậm có thể gây thiếu máu, cơ thể xanh xao, suy nhược.
- Thủng dạ dày: Loét dạ dày tá tràng có thể ăn sâu và lan rộng đến lớp thành ngoài cùng của dạ dày tạo thành một lỗ thủng, thức ăn và dịch dạ dày có thể tràn ra ngoài gây viêm phúc mạc. Người bệnh thường đau bụng dữ dội, bụng cứng như gỗ,… Đây là biến chứng cấp tính cần đi cấp cứu kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc.
- Hẹp môn vị: Khi các ổ viêm xuất hiện gần vị trí lỗ môn vị, chúng sẽ cản trở đường di chuyển của thức ăn. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy đầy bụng khó tiêu, buồn nôn và nôn, kém hấp thu dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, gầy sút cân,…
- Ung thư dạ dày: Có đến 5-10% người bệnh viêm loét dạ dày kéo dài trên 10 năm tiến triển thành ung thư dạ dày. Một số nghiên cứu cho thấy, những người viêm loét dạ dày do nhiễm HP có nguy cơ ung thư cao hơn.
☛ Chi tiết hơn tại: Biến chứng nguy hiểm của viêm loét hành tá tràng
Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày hành tá tràng
Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày hành tá tràng, người bệnh cần sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng, người bệnh cần hết sức lưu ý:
- Đau bụng vùng thượng vị, cơn đau tăng dần khi đói và vào ban đêm.
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị.
- Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn.
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày hành tá tràng
Hiện nay, tại các cơ sở y tế, bên cạnh việc thăm khám qua các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các kiểm tra, xét nghiệm liên quan để xác định tình trạng bệnh lý một cách chính xác. Có 2 phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán viêm loét dạ dày hành tá tràng:
- Phương pháp nội soi: Được coi là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất, qua hình ảnh nội soi, bác sĩ có thể thấy được hình ảnh ổ loét, xác định cụ thể giai đoạn bệnh và sinh thiết ổ loét để xét nghiệm vi khuẩn,…
- Phương pháp chụp X-quang: Qua hình ảnh X-quang, bác sĩ có thể xác định được vị trí của vết loét nhưng không phát hiện được chính xác giai đoạn bệnh và cũng không thể sinh thiết tìm vi khuẩn.
Ngoài ra, một số xét nghiệm khác có thể thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hành tá tràng như test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân,…
Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng như thế nào?
Điều trị viêm dạ dày loét hành tá tràng tùy thuộc theo nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng cụ thể của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc, kết hợp với thay đổi thói quen lối sống và điều trị ngoại khoa (nếu cần thiết).
Điều trị bằng thuốc
Các thuốc dùng trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng với mục tiêu kiểm soát triệu chứng bệnh, hỗ trợ quá trình hồi phục tổn thương và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một số thuốc thường dùng là:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc có tác dụng ức chế bơm proton giúp ngăn cản quá trình sản xuất acid dạ dày nhanh và mạnh, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu. Một số thuốc điển hình là Esomeprazol, Omeprazol, Pantoprazol,…
- Thuốc kháng histamin H2: Nhóm thuốc này cũng có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid nhưng tác dụng chậm và yếu hơn so với nhóm PPI. Một số thuốc thường dùng là Cimetidin, Famotidin, Ranitidin,…
- Thuốc trung hòa acid: Thuốc thường có thành phần là Nhôm hydroxit, Magie hydroxit, Natri bicarbonat,… có tác dụng thiết lập lại cân bằng pH dịch vị nhanh chóng, từ đó giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu như nóng rát, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng,… tuy nhiên thời gian duy trì tác dụng của nhóm thuốc này khá ngắn (khoảng 3 giờ).
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bismuth, Misoprostol, Sucralfat,… có tác dụng kích thích các tế bào bảo vệ sản xuất chất nhầy, đồng thời tăng cường lưu lượng máu thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm loét dạ dày hành tá tràng do vi khuẩn HP. Một số thuốc thường dùng là Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol,… Các thuốc thường được phối hợp với nhau trong phác đồ để tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ kháng thuốc.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc điều trị viêm loét hành tá tràng
Thay đổi thói quen lối sống
Người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể chủ động kiểm soát triệu chứng bệnh bằng cách thay đổi thói quen lối sống khoa học, lành mạnh. Một số thói quen tốt người bệnh nên xây dựng là:
- Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm có tính trung tính như rau xanh, trái cây, tinh bột, ngũ cốc, cá,…
- Không bỏ bữa, ăn uống đúng giờ giấc, ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
- Không ăn khuya, hoặc ăn ngay trước khi đi ngủ.
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia.
- Tránh ăn một số thực phẩm có tính cay nóng, có vị chua, nhiều acid, nhiều dầu mỡ.
- Giữ tinh thần thoải mái, cân bằng thời gian làm việc nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.
- Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, thúc đẩy bộ máy tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Phẫu thuật
Phẫu thuật không phải là phương pháp ưu tiên lựa chọn đối với người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp dưới đây, có thể cân nhắc phẫu thuật cho bệnh nhân:
- Xuất huyết tiêu hóa do chảy máu dạ dày hành tá tràng mà thất bại với điều trị nội khoa.
- Xuất hiện biến chứng thủng dạ dày hành tá tràng, hẹp môn vị.
- Ung thư hóa.
- Rò dạ dày vào các tạng lân cận.
Gastosic – giải pháp toàn diện cho người viêm loét dạ dày hành tá tràng!
Nắm bắt được hiện trạng bệnh lý dạ dày ngày càng tăng cao tại Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển thành công viên uống Gastosic – 100% từ thảo dược tự nhiên mang đến giải pháp dành riêng cho người Việt mắc bệnh dạ dày, trong đó có viêm dạ dày loét hành tá tràng!
Gastosic là sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên, được chuẩn hóa phù hợp với cơ địa người Việt, mang đến tác dụng:
- Cam thảo, Nano Curcumin: Hỗ trợ phục hồi vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng.
- Hậu phác, Trần bì: Trung hòa acid dịch vị, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như nóng rát, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,…
- Hoàng Liên, Ngô thù du, Nano Curcumin: Hỗ trợ chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và một số vi khuẩn khác gây bệnh đường tiêu hóa.
- Cúc La Mã: Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, giảm kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, stress, mất ngủ,…
- Thương truật, Gừng: Hỗ trợ hoạt động của bộ máy tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày.
Đó chính là lý do Gastosic trở thành lựa chọn hàng đầu dành cho người viêm loét dạ dày – hành tá tràng. Trải qua hơn 8 năm xuất hiện trên thị trường, Gastosic đã nhận được hàng trăm phản hồi tích cực từ người bệnh trên cả nước. Còn chần chờ gì nữa mà không đặt mua ngày Gastosic?
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Hi vọng rằng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ đến hotline 1800.6626 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/symptoms-causes/syc-20354223
- https://emedicine.medscape.com/article/181753-overview
- http://benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-noi-b-ngoai-kieu/viem-loet-da-day-hanh-ta-trang.540.html