Thường xuất hiện cùng lúc với cơn đau vùng ngực, cảm giác hít thở khó khăn khiến nhiều người bệnh hoang mang không rõ đây là triệu chứng của viêm loét dạ dày hay một bệnh lý khác. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về câu hỏi “viêm dạ dày có gây khó thở?”
Nội dung bài viết
Viêm loét dạ dày có gây khó thở không?
Viêm loét dạ dày có thể gây khó thở. Tình trạng này được lý giải như sau: Cử động hô hấp được điều khiển bởi cơ hoành, cơ liên sườn và cơ thẳng bụng. Ở người viêm loét dạ dày, nồng độ acid tăng cao gây kích thích lên các tế bào thần kinh và làm co rút các cơ trên. Lực co rút mạnh có thể gây ra cơn đau thắt ở vùng ngực kèm theo cảm giác khó thở do khí quản bị chèn ép.
Ngoài ra, viêm loét dạ dày khiến chức năng tiêu hoá bị giảm sút. Hệ quả là thức ăn lưu trữ trong dạ dày lâu hơn, bị lên men, sinh hơi. Khi lượng hơi tạo ra quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên khí quản và tạo ra cảm giác khó thở. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh viêm loét dạ dày mạn tính bị thiếu máu mạn tính do ổ loét làm tổn thương mạch máu nhỏ và thiếu vitamin B12 (do tế bào niêm mạc dạ dày giảm sản xuất yếu tố nội giúp hấp thu vitamin này).
Thiếu máu khiến phổi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy nuôi cơ thể. Quá trình này làm tăng áp lực lên phổi và biểu hiện thành triệu chứng khó thở. Cuối cùng, triệu chứng khó thở do viêm loét dạ dày có thể xảy ra do tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức. Tình trạng này khiến người bệnh không kiểm soát được hơi thở của mình dẫn đến cảm giác tức ngực, khó thở.
Khó thở do viêm loét dạ dày gây ra có nguy hiểm?
Bản thân triệu chứng khó thở trong viêm loét dạ dày không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là một trong những dấu hiệu cho thấy viêm loét dạ dày đã tiến đến giai đoạn nặng. Điều này đồng nghĩa rằng người bệnh đang đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày: Xảy ra khi ổ loét ăn sâu vào thành dạ dày và làm vỡ mạch máu. Nếu mạch máu lớn bị vỡ, người bệnh bị mất máu nghiêm trọng và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Thủng dạ dày: Là tình trạng vết viêm loét xuyên thủng thành dạ dày khiến dịch tiêu hoá tràn vào ổ bụng hoặc các cơ quan nội tạng. Biến chứng này gây sốc nhiễm trùng, nhiễm độc và tử vong nếu không được cấp cứu.
- Ung thư dạ dày: Thường gặp ở người viêm loét dạ dày tái phát nhiều lần. Quá trình tăng sinh liên tục khiến tế bào ở ổ loét bị dị sản hoặc loạn sản và phát triển thành khối u, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Triệu chứng khó thở có thể khiến bạn khó chịu nhưng nguy hiểm thực sự nằm ở bệnh lý viêm loét dạ dày. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám nhằm phát hiện và xử lý các bất thường.
Yếu tố làm tăng nguy cơ gây khó thở do viêm dạ dày
Những yếu tố kích thích tăng tiết acid, cản trở tiêu hoá hoặc khiến dạ dày tổn thương có thể thúc đẩy viêm loét dạ dày tiến triển nặng hơn, làm tăng nguy cơ khó thở. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ gặp phải triệu chứng này nếu có tiền sử bệnh hô hấp hoặc các vấn đề về sức khỏe gây tăng áp lực lên vùng ngực.
Dưới đây là một số yếu tố cụ thể làm tăng nguy cơ khó thở trong viêm dạ dày:
- Cơn trào ngược: Xảy ra khi acid dạ dày bị đẩy lên thực quản gây kích thích hệ thống thần kinh làm co rút các cơ vùng ngực và gây viêm thực quản dẫn đến tăng chèn ép lên ống khí quản.
- Ăn uống thiếu khoa học: Bao gồm những thói quen như: ăn quá no, để bụng quá đói, ăn thức ăn có hại cho dạ dày, hay bỏ bữa, ăn uống thất thường khiến dạ dày tăng tiết acid, gây khó thở.
- Sinh hoạt thiếu lành mạnh: Thường gặp như thức quá khuya, vận động hoặc nằm ngay sau ăn, tập luyện quá sức khiến dạ dày tăng tiết acid, giảm chức năng tiêu hoá của dạ dày.
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng áp lực lên khí quản, dễ stress nên khiến người bệnh dễ bị khó thở hơn.
- Tiền sử bệnh: Một số bệnh lý như: hen phế quản, lao phổi, viêm thanh quản,… khiến người viêm loét dạ dày dễ gặp phải triệu chứng khó thở hơn.
Làm gì khi viêm loét dạ dày gây khó thở?
Điều trị viêm loét dạ dày là biện pháp hiệu quả và bền vững nhất giúp giải quyết triệu chứng khó thở do bệnh lý này gây ra. Để làm được điều này, người bệnh cần thăm khám và tuân thủ phác đồ do bác sĩ hướng dẫn. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng:
Sử dụng thuốc
Mục đích của việc sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày là khắc phục triệu chứng, thúc đẩy quá trình lành loét và ngăn biến chứng nguy hiểm. Tuỳ vào tình trạng cụ thể mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc khác nhau, điển hình như:
- Thuốc kháng acid (antacid): Giúp trung hòa acid dạ dày, giảm triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, trào ngược, khó tiêu. Hoạt chất thường dùng như: natri bicarbonat, calci carbonat, nhôm hydroxyd, magne hydroxyd,…
- Thuốc kháng histamin H2: Ức chế tiết acid dịch vị cả lúc no và lúc đói, đặc biệt hiệu quả vào ban đêm nên thường dùng cho người bệnh có cơn trào ngược. Hoạt chất phổ biến như: cimetidine, ranitidine, famotidine,….
- Thuốc ức chế bơm proton: Là thuốc ức chế tiết acid mạnh nhất, thường đóng vai trò chính trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày. Hoạt chất thường gặp như: esomeprazole, lansoprazole, omeprazole,…
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp người bệnh có nhiễm khuẩn HP. Phác đồ kháng sinh có thể kết hợp 3 – 4 loại, thường gặp như: amoxicillin, metronidazol, clarithromycin, levofloxacin,….
- Thuốc giảm đau: Dùng cho trường hợp bị đau co thắt vùng thượng vị. Các thuốc được dùng thường chứa alverine hoặc drotaverine.
Việc sử dụng sai thuốc hoặc sai cách có thể làm giảm hiệu quả, tăng nguy cơ kháng thuốc và tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc sau khi thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng – ưu nhược điểm!
Lưu ý cho người bệnh viêm loét dạ dày bị khó thở
Đối phó với những triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày không phải là điều dễ dàng. Nếu đột nhiên xuất hiện thêm cảm giác khó thở, người bệnh dễ nảy sinh tâm lý căng thẳng, bực bội, thậm chí là trầm cảm. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Xây dựng thói quen ăn uống khoa học: ăn đúng giờ, ăn đủ bữa, chia nhỏ bữa ăn và tránh ăn những thực phẩm bất lợi cho dạ dày.
- Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần (khoảng 35g/ kg/ ngày) và nên uống vào thời điểm buổi sáng khi mới ngủ dậy hay trước bữa ăn khoảng 1 tiếng để tránh làm loãng dịch vị.
- Dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày theo chỉ định, không tự ý dùng các thuốc chống viêm nhóm NSAIDs và Corticoid khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Cân đối chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể bị suy nhược hoặc stress quá mức.
- Lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe, tránh những môn thể thao tiêu hao quá nhiều thể lực hoặc những động tác tạo áp lực mạnh lên vùng bụng, ngực.
- Ngủ đủ giấc, duy trì tối thiểu 6 – 8 tiếng mỗi ngày và nên đi ngủ trước 11h khuya để tránh gây kích thích lên dạ dày.
- Có kế hoạch vui chơi, giải trí phù hợp nhằm duy trì tâm lý thoải mái, tích cực.
- Thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ. Nếu triệu chứng đột nhiên trở nặng hoặc xuất hiện bất thường trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần chủ động thăm khám ngay.
Gastosic giải quyết dứt điểm viêm loét dạ dày – nguyên nhân dẫn đến khó thở
Kết hợp Gastosic vào phác đồ điều trị viêm loét dạ dày là phương pháp được nhiều chuyên gia tiêu hoá khuyến khích. Viên uống Gastosic với thành phần từ 9 loại thảo dược tự nhiên được căn chỉnh tỷ lệ phù hợp với cơ địa của người Việt Nam. Sản phẩm hỗ trợ giải quyết dứt điểm viêm loét dạ dày, qua đó kiểm soát nhanh chóng triệu chứng khó thở.
Viên uống Gastosic là sản phẩm được phát triển từ công thức được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm có thành phần 100% từ thảo dược quý gồm: Nano Curcumin (chiết xuất nghệ vàng), Cam thảo, Hoàng liên, Cúc La Mã, Thương truật, Gừng, Hậu phác, Trần bì và Ngô thù du. Gastosic không chỉ an toàn tuyệt đối mà còn đem lại hiệu quả nhanh chóng, bền vững và toàn diện:
- Hỗ trợ trung hòa acid dạ dày giúp giảm nhanh cơn đau – nóng rát dạ dày, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng,…
- Hỗ trợ an dịu thần kinh, giảm kích thích thần kinh lên dạ dày, từ đó ngăn triệu chứng khó thở và cơn đau co thắt dạ dày do căng thẳng, mệt mỏi.
- Hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ chức năng tiêu hoá, giúp đem lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Hiện nay, Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Sản phẩm hiện đang được bán tại hơn 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên cả nước.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY