Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Tình trạng này có thể xuất hiện ở trẻ khỏe mạnh, làm cho trẻ ăn kém, quấy khóc, thở khò khè, không tăng cân,… Trong bài viết này Gastosic sẽ giúp bạn biết được dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày.
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh (GER) là hiện tượng sữa, thức ăn bị đẩy từ dạ dày lên thực quản gây trớ, nôn ói. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, cơ thắt thực quản dưới đóng/mở chưa đều.
Khi đó, axit dạ dày bị đẩy lên dễ dàng, kích thích cổ họng, thực quản và gây hiện tượng trào ngược. Đây không phải là dấu hiệu của bệnh lý mà là sinh lý. Cha mẹ có thể yên tâm bởi vì trẻ vẫn tăng cân và phát triển bình thường dù hiện tượng trào ngược xảy ra thường xuyên.
Biểu hiện của trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày vẫn sinh hoạt bình thường, tăng cân đều và sẽ giảm dần theo thời gian. Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là:
- Nôn, trớ sữa, thức ăn nhiều lần trong ngày, chủ yếu qua đường miệng hoặc mũi
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Miệng có mùi chua
- Cong lưng, uốn vặn người liên tục
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân nào?
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh do cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ thắt thực quản hoạt động kém hiệu quả, tư thế bú, sữa hoặc thức ăn dạng lỏng hoặc do một số bệnh lý bẩm sinh.
Nguyên nhân sinh lý
Cơ quan tiêu hóa: Cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện và dạ dày nằm ngang, gần lồng ngực làm cho trẻ sơ sinh dễ bị trào ngược dạ dày.
Cơ thắt thực quản: Cơ thắt thực quản của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ, hoạt động kém hiệu quả làm cho sữa, thức ăn dễ dàng trào ngược lên thực quản.
Sữa và thức ăn: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày hơn khi sử dụng sữa ông thọ. Bên cạnh đó, sữa và cháo khá loãng, cho nên dễ dàng lọt qua khe nhỏ ở cơ vòng.
Nằm bú: Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang cộng với việc trẻ nằm ngang khi bú làm cho sữa xuống dạ dày lại bị trào ngược lên miệng.
Nguyên nhân bệnh lý
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể do trẻ gặp một số bệnh lý bẩm sinh khiến cơ thắt thực quản dưới suy yếu, hoạt động kém hiệu quả. Bệnh lý bẩm sinh gây hiện tượng này có thể là:
- Sa dạ dày mức độ nặng
- Thoát vị cơ hoành
- Bại não
- Hở van tim
- Nhiễm trùng toàn thân,…
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm nếu được xử lý kịp thời, đúng cách. Chỉ khoảng 1% trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản do nguyên nhân sinh lý gặp biến chứng như sụt cân, khó thở, viêm thực quản, bệnh tai – mũi – họng,…
Trào ngược dạ dày sẽ giảm dần khi khi trẻ được 7 – 10 tháng tuổi và có thể hết hoàn toàn khi trẻ biết đi. Thế nhưng, trẻ sơ sinh chưa thể nói cho cha mẹ về vấn đề khó chịu gặp phải. Chính vì vậy, cha mẹ cần quan sát trẻ liên tục, nếu thấy dấu hiệu bất thường phải cho trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Những triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ không nên chủ quan đó là:
- Trẻ chuyển từ trớ sang nôn ói
- Trẻ không tăng cân hoặc tăng chậm
- Mật xanh hoặc máu trong dịch trẻ ói ra
- Trẻ bị khó thở
- Áp dụng các biện pháp chữa trào ngược dạ dày ở trẻ em tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhưng triệu chứng không cải thiện
Cách chữa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh ngay tại nhà
Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giảm triệu chứng khó chịu, giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon:
- Nếu núm ti hoặc đầu bình sữa quá to so với miệng của trẻ thì cha mẹ nên thay ngay
- Hạn chế để trẻ nằm bú, kê đầu trẻ cao hơn mặt phẳng nằm khoảng 30 độ
- Giảm lượng sữa, thức ăn và tăng số lần cho ăn
- Sau khi cho trẻ bú, hãy bế trẻ theo chiều thẳng đứng
- Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú để giảm hiện tượng nôn, trớ, trẻ bú được nhiều sữa, thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn
- Không để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, khói bếp, khói thuốc lá, …
- Tránh làm tăng áp lực lên ổ bụng bằng cách cho trẻ mặc quần áo, tã lót mềm, không quá chật
- Thường xuyên massage cho trẻ sơ sinh để chức năng tiêu hóa và hô hấp được cải thiện, không massage khi trẻ đang no hoặc vừa ăn xong
- Vận động cơ chân, tay, khớp cho trẻ để cải thiện triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh
Cách chữa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh mà Gastosic chia sẻ trên đây phù hợp với những trường hợp nhẹ. Nếu chứng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng, không thuyên giảm, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng loại thuốc an toàn để kiểm soát lượng acid dạ dày và khí hơi.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài miễn cước 1800 6626 hoặc comment tại mục bình luận bên dưới bài viết. Truy cập website gastosic.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày và sản phẩm tốt nhé!