Trào ngược dạ dày gây đau ngực là một trong những biểu hiện rất dễ gây hiểu nhầm. Hiện tượng đau ngực có thể do các bệnh lý về tim mạch gây ra, vì thế đôi khi người bệnh sẽ chủ quan mà tìm sai phương pháp khiến bệnh cứ mãi dai dẳng, không dứt điểm, từ đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.
Trào ngược dạ dày gây đau ngực có đúng không?
Trào ngược dạ dày gây đau ngực là kết luận của nhiều chuyên gia tiêu hóa. Đây là biểu hiện không điển hình hay có tần suất xuất hiện không quá nhiều ở người bệnh.
Thông thường, các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ chua, nôn trớ hay đau nóng rát thực quản.
Đau ngực thông thường sẽ rất dễ bị hiểu nhầm thành các vấn đề tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt 2 hiện tượng này. Đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản được định nghĩa là các cơn đau có khả năng lan ra lưng, cổ, hàm hoặc cánh tay. Cơn đau này có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ do tiếp xúc với acid dạ dày đẩy lên.
Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản
Như đã nói, trào ngược dạ dày thực quản gây đau ngực không phải là triệu chứng điển hình. Một vài triệu chứng cụ thể người bệnh có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt để nắm bắt sớm cũng như điều trị kịp thời như:
Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
Các triệu chứng này thường sẽ xuất hiện sau khi ăn no, đầy bụng hoặc nặng hơn sẽ diễn ra vào lúc ngủ gây gián đoạn giấc ngủ, mệt mỏi.
Cụ thể ợ hơi là hiện tượng phần khí thừa trong dạ dày bị đẩy ngược trở lại thực quản. Còn trường hợp ợ nóng, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, dưới xương ức lan lên cổ.
Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng gây cảm giác chua miệng do thức ăn bị đẩy ngược lên.
Buồn nôn, nôn
Việc acid dạ dày bị đẩy lên thực quản sẽ kích thích vùng hầu họng gây ra cảm giác buồn nôn, khó chịu.
Đắng miệng, khó nuốt
Cảm giác đắng miệng thường xuất hiện vào khoảng sáng sớm, khi vừa thức dậy. Việc bị trào ngược dạ dày thực quản chính là tác nhân làm van môn vị đóng mở quá mức, dịch mật cũng từ đó bị kéo theo.
Đối với hiện tượng khó nuốt, việc trào ngược liên tiếp diễn ra gây tổn thương cho vùng thực quản như viêm, sưng tấy,… Từ đó khiến cho đường kính thực quản bị thu hẹp lại, dẫn đến tình trạng nuốt nghẹn, khó nuốt.
Ho, khàn giọng
Không chỉ thực quản bị ảnh hưởng bởi acid trào ngược, vùng thanh quản cũng vô tình tiếp xúc và chịu tổn thương. Hiện tượng ho, khàn giọng của người mắc trào ngược dạ dày thực quản là bởi thanh quản phù nề. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng khiến người bệnh gặp hiện tượng khó thở.
Miệng tiết nhiều nước bọt
Để trung hòa được lượng acid trong dạ dày ngày một lớn, cơ thể cũng tự tạo ra cơ chế tiết nhiều nước bọt hơn.
Viêm họng, viêm thanh quản
Nếu trào ngược dạ dày thực quản kéo dài mà không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những tổn thương nặng hơn cho vùng tiếp xúc, cụ thể là vòm họng và thực quản. Vì vậy nhiều người gặp tình trạng viêm họng, viêm thanh quản điều trị không dứt điểm, tái đi tái lại.
Làm sao để điều trị trào ngược dạ dày gây đau ngực?
Để điều trị một cách triệt để trào ngược dạ dày, người bệnh cần lưu ý trong việc phát hiện và chẩn đoán sớm, nắm bắt được thời điểm vàng khi bệnh mới khởi phát. Từ đó, giúp việc điều trị trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Ngược lại, việc bỏ qua thời điểm vàng sẽ khiến cho tình trạng kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Lúc này việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra việc lựa chọn đúng giải pháp cũng cần ưu tiên hàng đầu. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm được giới thiệu có thể điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, người bệnh nên tỉnh táo và lựa chọn đúng sản phẩm chuyên biệt, giúp tác động ĐÚNG – ĐỦ vào các vấn đề gây bệnh. Nhờ đó mới có thể xử lý dứt điểm, tránh tái phát một cách hiệu quả.
Thêm vào đó bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để việc điều trị hiệu quả hơn. Khi có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng để có phác đồ điều trị phù hợp.
Thực tế có rất nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản người bệnh có thể tham khảo thêm tại đây.
Ngày nay, khi công nghệ bào chế ngày một phát triển, các phương pháp điều trị chuyên biệt bằng thảo dược chuẩn hóa dần được đánh giá cao. Thay vì sử dụng trực tiếp thảo dược, các chuyên gia đã nghiên cứu ứng dụng việc bào chế các tinh chất kết hợp tạo thành viên uống. Phương pháp này dần được tin tưởng và minh chứng được hiệu quả từ nhiều đơn vị nghiên cứu hàng đầu.
Gastosic – sản phẩm dành riêng cho người trào ngược dạ dày thực quản
Gastosic được bào chế từ Nano Curcumin chuyển giao trực tiếp từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là dạng bào chế ưu việt được ứng dụng ở nhiều quốc gia trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày nhờ khả năng bảo vệ niêm mạc, làm lành các tổn thương viêm loét. Ngoài ra thành phần của Gastosic còn có chứa 8 loại thảo dược chuẩn hóa khác – tất cả đều được chứng minh đem lại hiệu quả với người trào ngược dạ dày.
Nhóm 1: Cúc La Mã, Thương Truật
- Sự kết hợp này giúp hỗ trợ thần kinh, giảm căng thẳng, đặc biệt giúp dịu quá trình kích thích thần kinh lên vùng dạ dày thực quản… Nhờ đó hỗ trợ người bệnh ngủ ngon, giảm thiểu tình trạng trào ngược đêm.
Nhóm 2: Nano Curcumin, Hoàng Liên, Cảm Thảo
- Sự kết hợp này đem đến khả năng chống viêm, giúp hỗ trợ làm lành những vết loét, tổn thương dạ dày, ức chế vi khuẩn Hp, giúp cho tiêu hóa êm khỏe.
Nhóm 3: Gừng, Trần Bì, Ngô Thù Du, Hậu Phác
- Giúp giảm đau, làm dịu tình trạng nóng rát ngực, nóng rát thực quản… Hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, giảm tiết và trung hòa acid dịch vị.
Nhờ sự kết hợp chặt chẽ các nguyên liệu này giúp Gastosic đem lại hiệu quả:
- Hỗ trợ xử lý các triệu chứng nóng rát thực quản, ợ nóng, ợ chua, nghẹn cổ, khó nuốt, buồn nôn,…
- Hỗ trợ giảm kích thích thần kinh
- Hỗ trợ bảo vệ dạ dày, thực quản khỏi sự tấn công của acid, tạo lớp màng bảo vệ cũng như làm lành tổn thương niêm mạc.
- Giúp tăng khả năng tháo rỗng dạ dày, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe
- Ngăn ngừa tái phát, tránh biến chứng.
Quý vị có thể tham khảo sản phẩm tại 8000 nhà thuốc toàn quốc. Xem ngay danh sách điểm bán Gastosic tại đây. Hoặc để nhanh chóng tiện lợi hơn. Bạn có thể xem ngay bài viết Gastosic có tốt không. Tác dụng, thành phần, giá bán bao nhiêu?