Thuốc điều trị là một trong những phương pháp được bác sĩ ưu tiên lựa chọn trong các phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tuỳ vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh mỗi người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau. Trong bài viết này Gastosic.vn sẽ giải đáp cho câu hỏi “Viêm loét dạ dày uống thuốc gì?” ưu nhược điểm của từng loại thuốc để người bệnh nắm được thông tin!
Nội dung bài viết
Thuốc trị viêm loét dạ dày nhóm kháng cholin (anticholinergic)
Cholinergic là thuật ngữ chỉ các tác nhân hóa học có khả năng bắt chước hoạt động của acetylcholine – một loại hợp chất dẫn truyền thần kinh. Thuốc kháng cholin (anticholinergic) được sử dụng để ngăn chặn hoạt động của hợp chất này này trên hệ thần kinh phó giao cảm.
Trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc kháng cholin được sử dụng với mục đích ngăn vết loét tiến triển. Các thuốc này gây ức chế hoạt động của dây thần kinh số X, qua đó giảm co thắt dạ dày, gián tiếp tác dụng lên tế bào thành gây giảm tiết acid và kìm hãm sản xuất gastrin. Do đó, thuốc kháng cholin được chỉ định cho người bệnh viêm loét dạ dày có tăng gastrin máu.
Hoạt chất được sử dụng phổ biến gồm: pirenzepine (Gastrozepin) và glycopyrrolate (Dartisla ODT). Dưới đây là một số ưu – nhược điểm khi dùng thuốc kháng cholin điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng:
Ưu điểm
Ưu điểm của nhóm thuốc cholin trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng gồm:
- Kiểm soát hiệu quả các trường hợp loét dạ dày đang tiến triển.
- Tác dụng thuốc kéo dài, thường đạt trên 8 tiếng sau khi sử dụng.
Nhược điểm
Sử dụng thuốc kháng cholin trong điều trị viêm loét dạ dày có một số nhược điểm sau:
- Thời gian tác dụng chậm, thường sau 2 tiếng mới phát huy hiệu quả.
- Tiềm ẩn nguy cơ tác dụng như: ảo giác, khô miệng, mờ mắt, buồn ngủ, táo bón, giảm tiết mồ hôi, tăng thân nhiệt,…
- Uống thuốc kháng cholinergic với rượu hoặc ngay sau khi uống rượu có thể gây ra các triệu chứng như: chóng mặt, buồn ngủ, sốt, ảo giác nặng, tim đập nhanh, khó thở,…
- Suy giảm tế bào và các thụ thể thần kinh trong não ở người cao tuổi dẫn đến làm tăng nguy cơ mất trí nhớ, lú lẫn.
Đặc trị viêm loét dạ dày nhóm kháng acid (antacid)
Thuốc kháng acid có tác dụng trung hòa acid HCl đã được tiết ra, qua đó làm giảm nồng độ acid trong dạ dày và hạn chế hoạt động của pepsin. Các antacid có thể được sử dụng đơn độc trong các trường hợp viêm loét dạ dày nhẹ. Đối với viêm loét dạ dày nghiêm trọng, người bệnh cần sử dụng kết hợp với nhóm thuốc kháng histamin hoặc ức chế bơm proton để điều trị.
Một số hoạt chất phổ biến trong nhóm antacid gồm:
- Natri bicarbonate và canxi carbonate: Trung hòa acid nhanh và mạnh nhất, tuy nhiên hoạt chất này có thể hấp thụ vào máu gây kiềm máu.
- Nhôm hydroxyd: Có tác dụng trung hòa acid nhanh, được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nhôm hydroxyd có thể liên kết với phosphat trong đường tiêu hoá làm hạ canxi và phosphat máu.
- Magie hydroxyd: Hoạt tính tương đương nhôm hydroxyd. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tiêu chảy nếu dùng quá 4 liều/ ngày.
Dưới đây là những ưu – nhược điểm khi dùng thuốc kháng acid cho người viêm loét dạ dày – tá tràng:
Ưu điểm
Ưu điểm của thuốc kháng acid là tác dụng nhanh. Ngay khi vào dạ dày, thuốc tạo phản ứng trung hòa, làm giảm nồng độ acid dạ dày ngay lập tức. Nhờ vậy, người bệnh cảm thấy các triệu chứng: đau – nóng rát dạ dày, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng,… được cải thiện rõ rệt.
Nhược điểm
Một số nhược điểm của thuốc kháng acid gồm:
- Thời gian tác dụng ngắn, chỉ kéo dài khoảng 3 tiếng kể từ khi uống thuốc.
- Tăng dung nạp sau một thời gian sử dụng (hay nhờn thuốc) khiến người bệnh phải tăng liều ở những lần sau để đạt được hiệu quả như ban đầu.
- Có thể gây cản trở hấp thu một số hoạt chất khác như: kháng sinh nhóm quinolon, kháng sinh nhóm cyclin, canxi, phosphat,…
- Dễ gây tác dụng phụ trên một số đối tượng người bệnh đặc biệt như: suy tim, huyết áp cao, suy thận,…
Viêm loét dạ dày uống thuốc gì? Nhóm thuốc kháng Histamin H2
Histamin-2 là một chất hoá học nội sinh trong cơ thể có vai trò kích thích tế bào viền ở thành dạ dày sản xuất acid. Các thuốc kháng histamin H2 hoạt động bằng cách cạnh tranh với thụ thể H2, qua đó ngăn cản quá trình bài tiết acid dịch vị cả khi dạ dày rỗng hoặc được kích thích bởi thức ăn.
Một số hoạt chất được sử dụng phổ biến gồm: Cimetidine, famotidine và nizatidine. Thuốc kháng histamin H2 thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn vết loét dạ dày tá tràng đang hoạt động và điều trị dự phòng lâu dài.
Ưu điểm
Ưu điểm của thuốc kháng histamin H2 trong điều trị viêm loét dạ dày gồm:
- Có thể dùng bằng đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch.
- Thời gian tác dụng tương đối nhanh, sau khoảng 30 phút dùng thuốc.
- Tác dụng có thể kéo dài đến 20 tiếng, nhờ vậy, mỗi ngày người bệnh chỉ uống thuốc 1 lần.
- Giảm tiết acid hiệu quả vào buổi tối do đó rất hiệu quả để điều trị hoặc dự phòng cho người có nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng.
Nhược điểm
Một số nhược điểm của thuốc kháng histamin H2 trong điều trị viêm loét dạ dày gồm:
- Tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như: tiêu chảy, phát ban, sốt, đau cơ và lú lẫn.
- Hoạt chất Cimetidine có thể gây phì đại vú và rối loạn cương dương ở nam giới.
- Có thể cản trở đào thải một số loại thuốc như: theophyline, warfarin và phenytoin.
Thuốc trị viêm loét dạ dày – nhóm ức chế bơm Proton
Thuốc ức chế bơm Proton ức chế enzyme H+- ATPase và K+- ATPase ở màng của tế bào thành dạ dày, qua đó ngăn cản hoạt động bài tiết H+ (proton). Các thuốc này giúp làm lành vết loét và đóng vai trò chính trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori.
Các hoạt chất được sử dụng phổ biến gồm: esomeprazole, rabeprazol, lansoprazole và pantoprazole. Thời gian dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng thường kéo dài khoảng 6 – 8 tuần.
Ưu điểm
Ưu điểm của thuốc ức chế bơm Proton trị viêm loét dạ dày gồm:
- Tác dụng ức chế tiết acid mạnh nhất nên được ưu tiên dùng trong các trường hợp viêm loét dạ dày nặng.
- Đường dùng đa dạng, có thể dùng qua đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.
- Thời gian tác dụng tương đối dài, khoảng 10 – 14 tiếng.
Nhược điểm
Những nhược điểm của thuốc ức chế bơm Proton gồm:
- Phát huy tác dụng chậm, sau khoảng 1 – 1,5 tiếng kể từ khi uống thuốc và cần khoảng 5 ngày để đạt tác dụng ức chế tiết acid cao nhất.
- Sử dụng kéo dài có thể làm tăng sản tế bào giống tế bào ruột ưa sắc.
- Làm giảm hấp thu vitamin B12, sắt, canxi và magie, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ruột khi sử dụng thuốc trong thời gian dài.
- Có thể gây một số tác dụng phụ thường gặp như: nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.
Thuốc kháng sinh đặc trị viêm loét dạ dày do HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại xoắn khuẩn gram âm có khả năng tiết ra enzyme urease giúp trung hòa acid và thuỷ phân lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Quá trình này phá hủy lớp nhầy, tạo điều kiện cho acid tấn công và gây tổn thương dạ dày. Mặt khác, vi khuẩn HP cũng tiết độc tố làm thoái hoá tế bào thành dạ dày, khiến các tổn thương tiến triển mạnh và nhanh hơn.
Một số hoạt chất kháng sinh được sử dụng phổ biến gồm:
- Amoxicillin: Gây cản trở quá trình tổng hợp mucopeptide của thành tế bào vi khuẩn trong quá trình nhân lên tích cực. Thường được kết hợp cùng clarithromycin và omeprazole (hoặc lansoprazole).
- Clarithromycin: Ức chế tổng hợp protein phụ thuộc RNA, qua đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc thường được kết hợp cùng amoxicillin và omeprazole (hoặc lansoprazole).
- Metronidazole: Có khả năng chuyển hoá thành chất trung gian liên kết với các DNA làm cản trở quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.
- Tetracycline: Được sử dụng như một liệu pháp phối hợp trong điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn HP. Thuốc thường được kết hợp với bismuth subsalicylate và metronidazole.
Ưu điểm
Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm loét dạ dày do HP gây ra giúp giải quyết dứt điểm vết loét, ngăn diễn biến xấu và phòng tái phát hiệu quả.
Nhược điểm
Một số nhược điểm khi dùng thuốc kháng sinh gồm:
- Loạn khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hoá.
- Nguy cơ tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn,…
- Làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh nếu dùng không đúng thuốc, sai liều lượng và thời gian.
Ngoài các loại thuốc điều trị kể trên, để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh được khuyên áp dụng các biện pháp có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên.
Gastosic là giải pháp chuyên biệt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng với công thức được “thiết kế riêng” cho cơ địa người Việt Nam. Bộ thành phần sản phẩm gồm 9 loại thảo dược quý gồm: Nano Curcumin, Cúc La Mã, Thương Truật, Hoàng Liên, Cam Thảo, Trần bì, Ngô Thù Du, Gừng, Hậu Phác tạo tác động toàn diện trong kiểm soát và loại bỏ các tác nhân gây viêm loét dạ dày. Trong đó:
- Hậu Phác – Trần Bì: Có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng: đau – nóng rát dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,..
- Cam Thảo – Nano Curcumin: Chống viêm, thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng.
- Hoàng Liên – Ngô Thù Du – Nano Curcumin: Ức chế vi khuẩn HP và các loại vi khuẩn, nấm gây hại cho đường tiêu hóa.
- Thương Truật – Gừng: Tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, kích thích tiêu hóa giúp tăng cảm giác thèm ăn.
- Cúc La Mã – Thương Truật: Giúp làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng lo âu, từ đó giảm kích thích lên dạ dày tá tràng
Đáng chú ý, Gastosic sử dụng toàn bộ nguyên liệu thảo dược chuẩn hóa loại I, được bào chế trên dây chuyền hiện đại với công nghệ chiên xuất tiên tiến giúp loại bỏ tạp chất và tách được tối đa tinh chất. Điều này giúp sản phẩm có hiệu quả cao hơn hẳn so với các sản phẩm thông thường trên thị trường. Một liệu trình Gastosic thường kéo dài khoảng 3 – 6 tháng.
Gastosic được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được phân phối tại hơn 8.000 nhà thuốc trên toàn quốc.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://www.msdmanuals.com/home/digestive-disorders/gastritis-and-peptic-ulcer-disease/medications-for-the-treatment-of-stomach-acid
- https://emedicine.medscape.com/article/181753-medication?&icd=login_success_email_match_fpf#4
- https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-169220721140243001.htm