Dùng thuốc là phương pháp điều trị được áp dụng trong hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày nói chung và viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày nói riêng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các nhóm thuốc chữa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
Nguyên tắc dùng thuốc điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày xảy ra khi xuất hiện sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (acid HCl, pepsine, vi khuẩn HP, thuốc lá, rượu bia,…) và yếu tố bảo vệ dạ dày (bicarbonat, chất nhầy,…). Cụ thể là:
- Sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) tạo ra vết loét trong dạ dày do chất độc chúng tiết ra.
- Sự tăng tiết của acid HCl và enzym pepsin trong dịch vị gây bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Sự tăng tiết acid có thể xảy ra do stress kéo dài, uống nhiều rượu bia, thói quen ăn uống thiếu khoa học, hút thuốc lá,…
- Lạm dụng thuốc chống viêm, giảm đau (thuốc chứa Corticoid, NSAID) gây tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ thành niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid dịch vị tấn công gây viêm loét.
- Các yếu tố tấn công xâm nhập sâu vào các lớp bên dưới, khiến khả năng hồi phục tổn thương suy giảm.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, việc dùng thuốc điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày cần tuân theo một số nguyên tắc nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ:
- Loại trừ yếu tố tấn công: Sử dụng các thuốc giảm tiết acid, thuốc trung hòa acid, thuốc kháng sinh tiêu diệt HP và tránh sử dụng thuốc nhóm NSAID, Corticoid trong quá trình điều trị.
- Tăng cường yếu tố bảo vệ: Sử dụng thuốc giúp bao phủ vết loét, tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc.
- Hỗ trợ quá trình phục hồi: Dùng thuốc có tác dụng tăng cường tái tạo niêm mạc dạ dày, hỗ trợ phục hồi các ổ viêm loét sẵn có và ngăn ngừa biến chứng.
Thuốc chữa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày thường được kê đơn
Để điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày đạt hiệu quả cao, trước hết người bệnh cần đi khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất. Với mục tiêu là nhằm kiểm soát cơn đau của bệnh nhân trong thời gian ngắn đồng thời bảo vệ ổ viêm loét và hỗ trợ phòng ngừa biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc sau:
Nhóm thuốc giảm tiết acid
Thuốc giảm tiết acid dạ dày bao gồm 2 nhóm chính là thuốc ức chế thụ thể histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton. Tuy cơ chế hoạt động khác nhau nhưng cả 2 nhóm này đều có tác dụng làm giảm sản sinh acid dạ dày, qua đó giúp giảm tức thời triệu chứng khó chịu và hỗ trợ che phủ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình làm lành vết loét.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thường dùng Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol,… Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị viêm loét dạ dày nhờ khả năng ức chế acid mạnh nhất và ít gây tác dụng phụ hơn các nhóm khác. Ngoài ra, thuốc còn được phối hợp với kháng sinh trong phác đồ loại bỏ H. pylori hay được sử dụng kết hợp với NSAID để phòng ngừa loét dạ dày.
Thuốc kháng thụ thể histamin H2: Thường dùng là Cimetidin, Ranitidin, Famotidin,… mang lại tác dụng nhanh chóng, giúp giảm đau, đầy bụng,… kiểm soát tốt lượng dịch vị tiết ra ngay cả ban đêm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm gan, suy thận, vú to ở nam giới,…
Thuốc trung hòa acid dạ dày (antacid)
Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa acid dạ dày, thiết lập lại cân bằng pH trong dịch vị nhanh chóng. Thành phần của thuốc thường chứa các muối của Nhôm, Canxi, Magie như Magnesi trisilicat, Nhôm hydroxit, Canxi cacbonat,… giúp ích trong điều trị triệu chứng viêm loét cũng như các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng khá ngắn (3 giờ) và gây ra nhiều tác dung phụ như táo bón, tiêu chảy,… do vậy không nên sử dụng lâu dài. Việc lạm dụng thuốc có thể khiến người bệnh bỏ qua triệu chứng quan trọng khác làm bệnh diễn tiến âm thầm không thể kiểm soát.
Thuốc có tác dụng bao phủ ổ viêm loét, bảo vệ dạ dày
Thuốc được sử dụng nhằm kích thích dạ dày sản sinh ra chất nhầy bao bọc các ổ viêm loét. Khi đó, các vị trí viêm loét được bảo vệ khỏi acid dạ dày và pepsin để có thời gian hồi phục. Một số thuốc được chỉ định là:
- Bismuth: Có tác dụng chính là tiêu diệt vi khuẩn HP và bảo vệ niêm mạc của dạ dày.
- Rebamipide: Kháng viêm và kích thích dạ dày tiết Prostaglandin giúp làm lành vết loét nhanh chóng.
- Sucralfate: Tăng cường thêm lớp nhầy bao phủ niêm mạc nhanh nhưng tác dụng dụng ngắn.
- Misoprostol: Tác dụng tương tự Sucralfate giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cơ chế tăng tiết bicarbonat và chất nhầy.
Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP
Với những người bị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày do vi khuẩn HP, nếu muốn điều trị dứt điểm bệnh thì phải tiêu diệt hết loại vi khuẩn này. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định phác đồ kháng sinh phối hợp với các thuốc khác. Cụ thể, các thuốc dùng trong phác đồ điều trị HP bao gồm:
- Thuốc kháng sinh thường dùng Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin, Tetracyclin.
- Có thể phối hợp: Amoxicillin + Metronidazol; Amoxicillin + Clarithromycin hoặc Metronidazole + Clarithromycin.
- Cần phối hợp kháng sinh với Bismuth hoặc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) để hiệu quả diệt trừ H.pylori của kháng sinh cao hơn.
Phác đồ điều trị tham khảo như sau:
– Phác đồ kết hợp 3 thuốc: Thuốc ức chế bơm proton: trước ăn 30 phút, sử dụng 2 lần/ngày; Clarithromycin 500mg/2 viên/ngày; Amoxicillin 1g/ 2 viên/ngày.
– Phác đồ kết hợp 4 thuốc:
- Phác đồ bao gồm Bismuth: Thuốc ức chế bơm proton sử dụng 2 lần/ngày, Metronidazol uống với liều 250mg/4 viên/ngày và Bismuth liều 120mg/4 viên/ngày; Tetracyclin sử dụng 500mg/4 viên/ngày.
- Phác đồ không gồm Bismuth: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) uống 2 lần mỗi ngày; Kháng sinh Amoxicillin liều lượng 1g/2 viên/ngày; Metronidazole liều lượng 500mg/2 viên/ngày; Clarithromycin liều dùng tương tự như Metronidazole.
☛ Chi tiết hơn đọc tại: Thuốc điều trị vi khuẩn HP
Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Trong quá trình điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày bằng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mặc dù thuốc mang lại tác dụng tức thì, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh nhưng đa số hiệu quả chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn.
- Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể dẫn đến nhờn thuốc, kháng thuốc, vì vậy cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị về liều lượng, thời gian dùng thuốc, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định.
- Một số thuốc khi lạm dụng kéo dài có thể gây ra các tác dụng không mong muốn lên các cơ quan khác như chóng mặt, nhức đầu, táo bón, chán ăn, hạ huyết áp, gây suy tim, suy gan,…
- Dùng thuốc không đúng phác đồ cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm loét dạ dày.
- Một số thuốc không chỉ định với người có cơ địa dễ dị ứng với thành phần của thuốc hoặc phụ nữ đang mang thai,…
- Trong khi điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh nên tạm thời ngừng điều trị các thuốc chống viêm giảm đau nhóm NSAID, Corticoid,…
Gastosic – giải quyết “tận gốc” nguyên nhân gây viêm loét dạ dày!
Ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ, một sả phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, bạn nên sử dụng chính là Gastosic – sản phẩm DUY NHẤT được nghiên cứu với mục đích giải quyết gốc rễ nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày cho người Việt.
Gastosic là sự kết hợp của 9 dược liệu quý trong tự nhiên mang đến tác dụng:
- Trung hòa acid có trong dịch vị của dạ dày: Trần bì, Hậu phác.
- Phục hồi tái tạo vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày: Cam thảo, Nano Curcumin
- Chống viêm, ức chế vi khuẩn HP và các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh cho đường tiêu hóa khác: Hoàng liên, Ngô thù du
- Tăng cường chức năng tiêu hóa và tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu: Thương truật, Gừng
- Làm dịu kích thích lên thần kinh dạ dày, giảm lo âu, căng thẳng: Cúc La Mã
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin về các thuốc chữa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày mà Gastosic muốn gửi đến bạn đọc. Ngoài tuân thủ điều trị, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, loại bỏ các thói quen xấu để đạt được kết quả điều trị cao nhất. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường xuất hiện, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Tài liệu tham khảo
- https://specialty.mims.com/peptic%20ulcer%20disease/treatment
- https://youmed.vn/tin-tuc/viem-loet-bo-cong-nho-da-day-la-gi-dieu-tri-nhu-the-nao/
- http://soytethainguyen.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/XQT17zvLF0Iw/content/6-meo-chua-au-rang-hieu-qua/2279735?phac-do-dieu-tri-viem-da-day.html
- https://medlatec.vn/tin-tuc/huong-dan-phac-do-dieu-tri-loet-da-day-theo-tieu-chuan-cua-bo-y-te-s67-n27460