Gastosic xin chia sẻ cho mọi người về những điều nên tránh khi vận động thân thể (tập thể dục) đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Chúng ta cũng đều biết rằng trào ngược dạ dày là hiện tượng các chất dịch (acid) trào lên thực quản từ dạ dày người bị bệnh, cách làm giảm bệnh tốt nhất ngoài việc điều trị với thuốc là thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe bản thân, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để chống lại bệnh tật. Nhưng làm sao để tập thể dục cho đúng cách khi đang mắc bệnh trào ngược dạ dày? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Không vận động mạnh ngay sau khi ăn
Chúng ta thường bị cuốn vào “vòng xoay” bận rộn của cuộc sống, đôi khi ăn no xong lại làm việc với cường độ mạnh. Thậm chí có trường hợp hiểu sai là ăn no phải vận động cho “tiêu cơm”. Đây là một việc không nên làm vì khi các bạn vừa ăn xong, thức ăn vẫn chưa thể tiêu hóa liền ngay lập tức, việc vận động nhanh và mạnh sẽ dễ dẫn đến tình trạng theo cách nói dân gian là bị “xóc bụng”.
Điều này không những không làm cho thức ăn tiêu hóa nhanh hơn mà ngược lại nó còn dễ dàng bị trào lên cùng với chất dịch dẫn đến người mắc bệnh khó chịu, có khi chưa kịp tiêu hóa đã nôn hết cả ra ngoài.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày uống gì ?
2. Cần phải có địa điểm tập thể dục phải thoải mái
Đối với người mắc bệnh trào ngược, dạ dày thường nhạy cảm hơn so với những người bình thường. Do vậy những địa điểm vận động vì thế mà cũng “kén” hơn, người mắc bệnh nên tập thể dục ở những nơi có địa hình bằng phẳng không gồ ghề, lồi lõm để tránh việc bị “xóc” khi vận động.
Mọi người có thể hình dung rằng khi chạy bộ qua những địa hình gồ ghề có nhiều mô đất lồi lõm, cơ thể của chúng ta sẽ không được ổn định theo từng nhịp lên xuống của địa hình, như vậy dễ làm cho người bệnh có cảm giác bị nôn nao trong người vì các cơ quan không ổn định, dẫn đến tình trạng nôn mửa ngay khi vận động.
Lời khuyên là chúng ta nên chọn phương thức và địa điểm vận động bằng phẳng, thoải mái như: những phòng gym hay yoga có không gian tốt, hoặc công viên có địa hình phẳng, không gian nhiều cây xanh, …
3. Tư thế tốt khi vận động
Các tư thế khi vận động cũng rất quan trọng đối với người mắc bệnh. Không nên cúi gập người quá nhiều khi khởi động vì khi đó thực quản sẽ nằm thấp hơn dạ dày, các chất dịch từ dạ dày dễ trào lên hơn gây khó khăn cho người bệnh trong lúc tập.
Đối với cánh mày râu tập gym bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chúng ta nên hạn chế việc nằm ngửa nâng tạ vì khi đó thực quản và dạ dày gần như nằm ngang nhau cũng sẽ là “cơ hội” cho chất dịch trào lên, thay vào đó chúng ta có thể thay thế bằng các bài tập ngực như ngồi ghế nghiêng để tập phần ngực trên,…
Để có một cơ thể khỏe mạnh tự nhiên chống chọi lại với bệnh tật, chúng ta ai cũng phải tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho bản thân. Tuy nhiên khi mắc bệnh thì nên hạn chế hoặc tránh những bài tập hoặc những hoạt động ảnh hưởng đến dạ dày. Qua bài viết này chúng tôi mong rằng mọi người có thể tập thể dục đúng cách trong khi mắc bệnh để có thể nhanh chóng hồi phục.