Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ, trẻ có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp,… Chính vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân nào khiến trẻ bị trào ngược dạ dày để tránh và tìm ra cách khắc phục tình trạng này.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị trào ngược dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ, có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
- Do hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh: Ở trẻ sơ sinh, do dạ dày nằm ngang, gần với lồng ngực hơn dạ dày của người lớn.
- Cơ thắt thực quản chưa phát triển toàn diện: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống, cơ vòng thực quản của trẻ chưa phát triển toàn diện – đây là cơ quan giúp giữ thức ăn được ở lại trong dạ dày mà không bị trào lên thực quản, cơ quan này ở trẻ đóng mở chưa ổn định, do đó trẻ rất dễ bị trào ngược thức ăn lên miệng. Hơn thế nữa hoạt động co bóp của dạ dày cũng chưa đủ mạnh mẽ để đẩy nhanh thức ăn (sữa) xuống ruột.
- Loại thức ăn tiêu thụ hằng ngày: Thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa hoặc cháo – đều là những loại có thể chất lỏng, nhiều nước, mềm, chính vì vậy nó dễ lọt qua cơ vòng thực quản và đi lên thực quản gây ra hiện tượng trào ngược.
- Do tư thế bú mẹ không đúng: Một số mẹ do kiến thức khoa học còn hạn chế, hoặc thờ ơ không tìm hiểu cách cho con bú, kết quả là cho con bú sai tư thế – trẻ nuốt phải nhiều không khí trong lúc bú khiến trẻ bị đầy hơi, nôn ói.
- Do bú bình sai cách, hoặc chọn bình không phù hợp: Khi cho trẻ bú bình, cha mẹ không để ý khiến sữa không tràn đầy tại núm bú khiến trẻ bú phải nhiều khí. Hoặc một trường hợp nữa là bình bú không phù hợp với trẻ. Núm bú to quá khiến sữa chảy ra nhiều, trẻ nuốt không kịp, gây ọc sữa.
- Do trẻ uống sữa công thức nhiều: Thành phần của sữa công thức chứa rất nhiều đạm, trẻ cần một thời gian dài để có thể tiêu thụ hết lượng sữa công thức đã uống. Sữa chậm tiêu ở lại dạ dày lâu hơn – cũng là một trong những nguyên gây trào ngược dạ dày ở trẻ.
Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý bẩm sinh cũng khiến trẻ mắc phải chứng trào ngược dạ dày như thoát vị cơ hoành hay sa dạ dày ở mức độ nặng. Các bệnh này làm suy yếu cơ thắt phần thực quản dưới, khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản và thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Một số trẻ cũng có khả năng cao bị trào ngược dạ dày thực quản nếu bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tim…
Ngoài những nguyên nhân trên, còn phải kể đến việc cha mẹ bế con đi ăn dong dong, để trẻ nghịch ngợm, chơi đùa trong lúc ăn, hoặc bố mẹ xắc trẻ, cũng dễ khiến cho trẻ bị nôn trớ ra đồ ăn.
Hầu hết, trẻ chỉ hay bị nôn trớ từ 6 tháng trở xuống, muộn là 1 năm. Nếu trên 1 tuổi mà bé vẫn còn thường xuyên bị nôn trớ, sặc sữa, cháo sau ăn kèm theo một số biểu hiện như chán ăn, chậm tăng cân, quấy khóc nhiều – thì có khả năng trẻ đã mắc phải bệnh lý trào ngược dạ dày. Cha mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh cho trẻ – phòng ngừa rủi ro biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày: viêm thực quản, loét thực quản, viêm xoang, viêm tai giữa….
Kết luận: Thông qua bài viết trên, hi vọng cha mẹ có thể nắm cơ bản được các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ để từ đó phòng tránh bệnh cho con và đưa ra hướng xử lý bệnh trào ngược ở trẻ kịp thời.