Hội chứng trào ngược dạ dày là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày đi ngược lên thực quản. Các chất dịch này kích thích niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Trong đó trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là một trường hợp điển hình.
Nội dung bài viết
Hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?
Hệ tiêu hóa thông thường sẽ làm việc theo một chu trình là thức ăn qua thực quản vào dạ dày sau đó xuống dưới ruột để hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên một số trẻ sơ sinh sẽ không theo chu trình đó hoàn toàn, thức ăn của trẻ đi ngược từ dạ dày lên thực quản gây ra các tình trạng nôn chớ, ọc sữa ( 40% số trẻ ở giai đoạn 03 tháng đầu, 5 đến 6% trong đó kéo dài tới tháng thứ 12.)
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xuất hiện với tần số nhỏ, mưc độ nghiệm trọng tùy thuộc vào từng bé. Có rất nhiều bố mẹ hay lầm tưởng triệu chứng nôn chớ, ọc sữa nguyên nhân do trào ngược dạ dày với triệu chứng nôn chớ thông thường ở trẻ sơ sinh. Vì thế bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc trẻ khi bị trào ngược dạ dày để giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xảy ra do nhiêu nguyên nhân khác nhau như tư thế cho trẻ bú sai, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện…Trong đó các nguyên nhân được giải thích như sau:
Tư thế cho trẻ bú chưa đúng
Nhiều mẹ có thói quen cho con nằm bú đặc biệt là vào ban đêm. Ở tư thế nằm, dạ dày của trẻ như một cốc sữa nằm ngang sữa sẽ bị trào ra ngoài khi cơ thắt thực quản có khe hở tương ứng với việc thay vì sữa được đưa tới ruột thì nó sẽ trào lên thực quản. .
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện
Ở giai đoạn đầu đời, dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn dạ dày của người lớn. Mặt khác, với cấu tạo có các cơ thắt ở hai đầu dạ dày với nhiệm vụ mở ra khi thức ăn đi qua và đóng lại khi dạ dày làm nhiệm vụ co bóp. Dạ dày của trẻ nhỏ chưa thực sự hoàn thiện dẫn đến các cơ thắt sẽ làm lệch chức năng của minhflamf mở ống dẫn khi dạ dày co bóp dẫn tới thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản.
Triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
Các triệu chứng của trẻ khi mắc bệnh trào ngược dạ dày cũng như người lớn, bao gồm:
- Cáu kỉnh trong và sau khi ăn và thường xuyên cong lưng để làm giảm khó chiu do trào ngược dạ dày gây ra.
- Hay nôn chớ. Dịch nôn có màu xanh hoặc vàng. Ở những trẻ bị nặng có thể có màu bã cà phê có lẫn một ít máu.
- Sau khi ăn thường ho. Hay quấy khóc.
- Thở khò khè, khó thở, hen và hay bị sốt cao.
- Tiêu chảy kéo dày, lẫn máu.
- Đa số bị thụt cân, chậm tăng cân.
Chăm sóc trẻ bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng trào ngược dạ dày gây ra những khó chịu ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Khi phát hiện trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ cần chú ý:
- Cho trẻ bú đúng tư thế, không nằm khi cho trẻ ăn; Đảm bảo núm ti có lỗ thoát sữa phù hợp tránh sặc cho bé.
- Bữa ăn cần được chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, tránh cho trẻ ăn quá no.
- Trong và sau khi ăn để trẻ ở tư thế thằng đứng, không rung lắc, tung trẻ khiến trẻ bị nôn trớ.
- Khi trẻ bị nôn, nên dung nước ấm đánh lưỡi sạch cho trẻ. Hút mũi khi bị sặc nên mũi. Không được cho trẻ ăn ngay sau đó.
- Trong giai đoạn trẻ ăn dặm nên nấu đồ ăn đặc hơn, dễ tiêu hóa.
- Khi ngủ nên nằm nghiêng tránh việc bé chớ sặc lên mũi gây tắc ống thở.
>> Bạn có thể xem thêm: Trào ngược dạ dày khám ở đâu ?