Hành tá tràng là một phần thuộc hệ tiêu hóa, chúng có vai trò vận chuyển và phân hủy thức ăn. Thế nhưng có rất nhiều người không biết chính xác hành tá tràng nằm ở đâu trong đường tiêu hóa. Vì thế hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về điều này qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Tá tràng là gì? Hành tá tràng là gì?
Tá tràng chính là phần đầu của ruột non, chúng nối tiếp giữa dạ dày và hỗng tràng. Nó có hình dạng như hình chữ C với chiều dài khoảng từ 20-25cm. Tá tràng được chia ra làm 4 phần với những hình dạng khác nhau, cụ thể như: tá tràng trên (hay còn gọi là hành tá tràng), tá tràng xuống (kéo dọc từ phía bên phải), tá tràng ngang (kéo theo hướng ngay từ trái sang phải), tá tràng lên (chạy dọc theo cột sống bên trái).
Hành tá tràng là đoạn đầu tiên của tá tràng (hay còn gọi là tá tràng trên), có hình giống như củ hành và chiếm 2/3 tá tràng. Đây là vị trí dịch mật, dịch tụy và dịch ruột đổ vào để tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hấp thụ.
Vị trí chính xác của hành tá tràng
Hành tá tràng là đoạn đầu tiên của tá tràng, chiếm 2/3 chiều dài tá tràng, có vị trí ngay sau môn vị dạ dày kéo đến đoạn góc tá tràng – hỗng tràng. Sở dĩ tên gọi hành tá tràng phổ biến hơn so với “tá tràng trên” là bởi đoạn tá tràng trên này phình ra như củ hành nên thường được gọi là hành tá tràng. Trên hình ảnh giải phẫu, chúng nằm ở phía sau gan và túi mật, nằm cao hơn đầu tụy. Đây là vị trí thường bị chịu nhiều tổn thương nhất, dễ hình thành các vết viêm loét.
Cấu tạo hành tá tràng
Tá tràng cũng được phân chia thành 4 phần với những hình dáng khác nhau như: tá tràng trên (hành tá tràng), tá tràng xuống, tá tràng ngang, tá tràng lên.
Vì hành tá tràng cũng thuộc một phần của tá tràng nên cấu tạo cũng tương tự như nhau, chúng bao gồm 5 lớp: Lớp thanh mạc, lớp dưới thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.
- Lớp thanh mạc: Lớp có vị trí ngoài cùng thuộc lá tạng phúc mạc.
- Lớp dưới thanh mạc: Đây là lớp liên kết mỏng, gần như dính chặt vào lớp cơ.
- Lớp cơ: Thớ cơ dọc ở nông và thớ cơ vòng ở sâu.
- Lớp dưới niêm mạc: Đây là lớp liên kết khá lỏng lẻo nên rất dễ bị xô đẩy.
- Lớp niêm mạc: Lớp lót mặt trong của tá tràng.
Chức năng hành tá tràng trong cơ thể
Thức ăn sau khi được nhai và kết hợp với tuyến nước bọt sẽ trôi xuống thực quản và đi vào dạ dày. Ở đây thức ăn sẽ hòa trộn cùng với các enzyme và acid ở dạ dày và tiếp tục được nghiền nhỏ.
Sau khi chúng được nghiền nhỏ hơn sẽ di chuyển xuống môn vị, tiếp đến là tá tràng – phần đầu của ruột non. Hành tá tràng (tá tràng trên) là phần đầu tiên tiếp nhận thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột non tiêu hóa. Lúc này, dịch mật và dịch tụy được tiết ra đổ vào ruột non, chúng tiếp tục tiêu hóa đồng thời hấp thụ nước vác các dưỡng chất. Sau đó thức ăn được phân giải và chuyển xuống ruột non hấp thụ và di chuyển đến đại tràng (ruột già) là hoàn thành quá trình tiêu hóa.
Tóm lại, chức năng của hành tá tràng cũng như tá tràng là điểm quan trọng xử lý thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Cơ quan này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp các chất tiêu hóa và đưa thức ăn chuyển tiếp xuống hệ tiêu hóa. Vì vậy nếu vị trí này hoạt động không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, từ đó kéo theo nhiều bệnh lý về dạ dày, ruột non, ruột già.
Một số bệnh lý về hành tá tràng thường gặp
Hành tà tràng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất nên người bệnh có thể gặp một số bệnh lý như:
Polyp hành tá tràng
Polyp hành tá tràng là các khối tế bào hình thành ở trên lớp niêm mạc trong vị trí hành tá tràng. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ bộ phận nào trong hệ tiêu hóa. Đây cũng là bệnh lý khá hiếm gặp và tương đối lành tính. Bệnh nhân thường không có triệu chứng cụ thể nào. Trường hợp các polyp tá tràng có kích thước to thì phải phẫu thuật cắt bỏ.
Người bệnh cũng không nên chủ quan bởi nếu xuất hiện hội chứng đa polyp tá tràng thì có thể sẽ chuyển biến thành u ác tính gây ung thư.
Tắc hoặc hẹp tá tràng bẩm sinh
Đây là dạng dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, ước tính có khoảng 5000 đến 10000 ca thì mới có 1 trẻ bị mắc bệnh. Bệnh lý này khiến tá tràng bị tắc một phần hoặc hoàn toàn. Bệnh hay gặp ở các bé trai hơn bé gái và hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Đa số trẻ nhỏ thường được phát hiện bệnh này rất sớm sau khoảng 12-24h sau sinh và có thể được phẫu thuật ngay. Thế nhưng, cha mẹ cũng nên lưu ý bởi có tới 22% trẻ sẽ mắc các biến chứng khác như viêm túi mật, viêm tụy, hội chứng quai ruột mủ.
Viêm loét hành tá tràng
Viêm loét hành tá tràng là tình trạng phổ biến nhất do mất cân bằng giữa lớp nhầy và dịch vị ở niêm mạc tá tràng. Điều này tạo ra những vết viêm ở niêm mạc tá tràng và phá hủy lớp cơ gây loét.
Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng khó chịu như: đau dạ dày, đau bụng ở phần trên rốn (thượng vị), đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, sút cân đột ngột. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn Hp hoặc do chế độ ăn uống và lối sống không khoa học (ăn nhiều đồ cay nóng, stress, căng thẳng kéo dài, ăn không đúng bữa, thường xuyên uống bia, rượu, hút thuốc lá,…).
Nếu như không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt có thể gây ung thư.
Thủng hành tá tràng
Thủng hành tá tràng là tình trạng vết loét không được điều trị sẽ gây thủng niêm mạc tại vị trí hành tá tràng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, nôn, thân nhiệt hạ, toát mồ hôi lạnh. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên người bệnh cần phải nhập viện và điều trị càng sớm càng tốt.
Ung thư hành tá tràng
Ung thư hành tá tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh về đường tiêu hóa. Đây là tình trạng các khối u bị tăng sinh quá mức ở một số vị trí, chúng chèn ép lên mạch máy và các tế bào bình thường khác. Người bệnh sẽ không thấy có triệu chứng đặc biệt cho đến khi khối u đã phát triển to hơn, người bệnh thấy buồn nôn, đau bụng, táo bán, đi ngoài ra máu, sụt cân, vàng da,…
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ tế bào ung thư hoặc hóa trị, xạ trị để tiêu diệt chúng. Thế nhưng cách này cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn, đặc biệt là khi chúng đã di căn lên các bộ phận khác của cơ thể.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn biết thêm về “hành tá tràng nằm ở đâu trong hệ tiêu hóa” và những bệnh lý liên quan. Vậy nên khi nghi ngờ cơ thể đang gặp phải các triệu chứng về tá tràng thì bẹn nên đến bệnh viện thăm khám và tìm ra cách điều trị phù hợp nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn vui lòng gọi ngay tổng đài miễn phí 18006626 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp.