Đau quằn quại vùng thượng vị từng cơn là hiện tượng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Để tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả, hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
Thế nào là đau quằn quại vùng thượng vị từng cơn?
Thượng vị là vùng bụng nằm giữa 2 xương sườn, phía trên rốn và phía dưới xương ức. Khu vực này tập trung nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như thực quản, dạ dày, tụy, tá tràng và đại tràng.
Đau quằn quại vùng thượng vị từng cơn là hiện tượng xuất hiện các cơn đau tại vùng thượng vị. Cơn đau có tính chất chu kỳ, ban đầu thường chỉ diễn ra âm ỉ, xuất hiện với cường độ nhẹ sau đó lan tỏa và quặn lên từng cơn khiến người bệnh đau bụng dữ dội. Đôi khi, cơn đau bùng phát đột ngột sau đó thuyên giảm rồi lại tái phát, hoặc đau dai dẳng kéo dài.
Đau quặn thượng vị từng cơn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do đau thượng vị kéo dài không điều trị, hoặc do bệnh lý các cơ quan lân cận như gan, dạ dày, ruột, tụy,… Ngoài cảm giác đau quặn bụng, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như ợ chua, nóng rát, đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng, chướng bụng, nôn mửa,…
Đau thượng vị quặn từng cơn có nguy hiểm không?
Đau thượng vị quặn từng cơn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tùy theo tính chất cơn đau, các triệu chứng đi kèm và cơ địa của người bệnh mà mức độ nguy hiểm của đau thượng vị sẽ khác nhau. Dưới đây là một số bệnh lý gây đau quặn thượng vị từng cơn người bệnh cần hết sức lưu ý.
Bệnh lý dạ dày
Đau thượng vị quặn từng cơn có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang gặp vấn đề về dạ dày. Cụ thể:
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là tình trạng acid và các chất bên trong dạ dày trào ngược lại thực quản. Khi mắc bệnh, người bệnh thường xuyên có cảm giác đau quặn vùng thượng vị, kèm theo đó là triệu chứng nóng rát, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,… đặc biệt là sau khi ăn no. Cơn đau thượng vị do trào ngược có thể lan ra sau lưng và hai cánh tay. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng khác như loét thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản,…
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện các tổn thương dạng viêm loét gây ra các cơn đau thượng vị kể cả khi no và khi đói. Khi mắc bệnh, acid dịch vị tiết ra nhiều hơn gây ra chứng trào ngược dạ dày, đau quặn từng cơn, đặc biệt cơn đau có xu hướng dữ dội hơn khi người bệnh cúi xuống.
Xuất huyết dạ dày
Một nguyên nhân khác gây đau quặn thượng vị từng cơn là do xuất huyết dạ dày. Đặc biệt là trong trường hợp xuất huyết cấp tính, ngoài triệu chứng đau thượng vị dữ dội, người bệnh còn có thể nôn ra máu tươi, đi ngoài lẫn máu, mặt tái xanh, đổ nhiều mồ hôi,… Khi đó, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là một biến chứng của viêm loét dạ dày lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị sai phương pháp. Khi đó, các ổ loét ăn sâu và lan rộng tạo ra một lỗ thủng trên thành dạ dày. Lúc này, dịch dạ dày cùng thức ăn tràn vào khoang bụng gây nhiễm trùng phúc mạc. Người bệnh thường cảm thấy đau thượng vị dữ dội, bụng cứng như gỗ, đau như dao đâm, mất hết sức lực, thậm chí là ngất xỉu. Người nhà cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay để được điều trị kịp thời.
Bệnh lý đường ruột
Một phần đường ruột nằm ở vùng thượng vị, do vậy nguyên nhân khởi phát cơn đau quặn vùng thượng vị có thể bắt nguồn từ bệnh lý đường ruột. Điển hình như:
Nhiễm giun sán, ký sinh trùng
Ruột là vùng tiêu hóa thức ăn chủ yếu của cơ thể nên khó tránh khỏi việc nhiễm giun sán, ký sinh trùng gây đau âm ỉ vùng quanh rốn sau đó lan dần lên vùng thượng vị. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ do điều kiện vệ sinh chưa tốt. Ngoài đau quặn bụng, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, bụng to, gầy sút cân, táo bón (viêm đại tràng mạn), tiêu chảy (viêm đại tràng cấp),…
Viêm đại tràng
Đau quặn thượng vị là một dấu hiệu cảnh báo viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính. Mặc dù các cơn đau không quá dữ dội nhưng chúng thường tái phát liên tục và kéo dài nhiều ngày khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm như ợ chua, ợ hơi, đầy chướng bụng, chán ăn, gầy sút cân,…
Viêm ruột thừa
Mặc dù viêm ruột thừa thường gây ra các cơn đau dữ dội vùng hố chậu phải nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nhất là trẻ em, cơn đau có thể xuất hiện ban đầu ở vùng thượng vị. Viêm ruột thừa cần đi khám sớm và điều trị kịp thời tránh gây biến chứng viêm phúc mạc, đe dọa tính mạng người bệnh.
Bệnh lý các cơ quan khác
Ngoài bệnh lý ruột và dạ dày, đau quặn bụng vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tại một số cơ quan khác như gan, tụy, thận, mật, tim:
- Bệnh lý gan – mật: Bệnh lý liên quan đến gan và mật như viêm gan, áp xe gan, sỏi mật hay viêm đường mật,… có thể gây đau quặn vùng thượng vị. Đặc biệt là khi gặp hiện tượng giun chui ống mật, cơn đau thường rất dữ dội, người bệnh vã mồ hôi, người mệt mỏi,…
- Bệnh lý tuyến tụy: Viêm tụy cấp, xuất huyết tuyến tụy, viêm tụy mạn tính, ung thư đầu tụy,… là những bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra hiện tượng đau quằn quại vùng thượng vị.
- Bệnh tim mạch: Tuy rất ít nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra. Một số bệnh thường gây đau quặn bụng như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim,…
- Bệnh liên quan đến cơ hoành: Một số trường hợp co thắt cơ hoành do ho nhiều hoặc áp xe cơ hoành cũng có thể gây đau quặn thắt vùng thượng vị.
Đau quằn quại vùng thượng vị từng cơn khi nào phải nhập viện gấp?
Như đã phân tích ở trên, đau quằn quại bụng vùng thượng vị có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau, bao gồm cả bệnh mạn tính và cấp tính.
Đối với các trường hợp đau quặn vùng thượng vị dai dẳng kéo dài, người bệnh cũng nên đi khám và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng và điều trị chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Cách cải thiện cơn đau quặn bụng vùng thượng vị
Để cải thiện cơn đau quặn bụng vùng thượng vị, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Dùng mẹo dân gian
Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau quặn bụng hiệu quả. Một số mẹo dưới đây người bệnh có thể tham khảo áp dụng:
Gừng tươi
Theo y học cổ truyền, gừng tươi là vị thuốc có tính ấm, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa đã được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,… Người bệnh có thể dùng gừng theo cách đơn giản như sau:
- Lấy một củ gừng tươi, đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
- Đập dập gừng hoặc thái gừng thành các lát mỏng.
- Chuẩn bị một cốc nước sôi, sau đó cho gừng đã chuẩn bị vào trong cốc.
- Chờ khoảng 5-10 phút là có thể sử dụng.
- Một cốc trà gừng ấm mỗi ngày sẽ giúp làm dịu co thắt, hạn chế các cơn đau quặn bụng vùng thượng vị hiệu quả.
Nghệ tươi và mật ong
Trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin đã được chứng minh có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn rất tốt, đồng thời hỗ trợ làm lành tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Kết hợp nghệ tươi với mật ong tạo nên bài thuốc chữa đau thượng vị hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một củ nghệ tươi và khoảng 3-4 thìa mật ong nguyên chất.
- Nghệ tươi đem rửa sạch, nạo bỏ vỏ và giã nát.
- Lọc chắt lấy phần nước nghệ, trộn cùng với mật ong.
- Cho hỗn hợp hòa tan trong 200ml nước ấm, khuấy đều.
- Mỗi ngày uống một cốc nước nghệ mật ong, nên uống khi nước còn ấm để đạt hiệu quả cao nhất.
☛ Chi tiết: Mật ong trị đau thượng vị
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là loại trà thảo mộc có nhiều lợi ích đối với người bệnh dạ dày. Thành phần trong trà hoa cúc có tác dụng chống viêm, làm an dịu thần kinh từ đó ngăn ngừa các cơn co thắt dạ dày. Uống trà hoa cúc giúp đẩy lùi cơn đau quặn thượng vị, khó tiêu, đầy hơi hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 5-7 bông hoa cúc khô hãm với 300ml nước sôi.
- Sau khoảng 10-15 phút là có thể sử dụng.
- Khi uống, có thể thêm một ít đường phèn hoặc mật ong để làm tăng hương vị.
Dùng thuốc điều trị theo chỉ định
Trước khi sử dụng thuốc điều trị đau quặn thượng vị, người bệnh cần đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định là:
- Thuốc kháng acid: Thuốc có tác dụng trung hòa lượng acid dư thừa, thiết lập lại cân bằng pH môi trường dịch vị, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, đau thắt thượng vị, nóng rát, buồn nôn,… Các thuốc thường chứa thành phần muối Nhôm hydroxit, Magie hydroxit,…
- Thuốc ức chế dạ dày tiết acid: Thường sử dụng 2 nhóm thuốc chính là thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol,…) và thuốc ức chế thụ thể histamin H2 (Cimetidin, Famotidin,…) có tác dụng ức chế dạ dày tiết quá nhiều acid, từ đó giúp kiểm soát triệu chứng đau quặn thượng vị hiệu quả và tạo điều kiện cho tổn thương trên niêm mạc dạ dày nhanh chóng hồi phục.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfat, Misoprostol, Bismuth,… là những thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày theo nhiều cơ chế khác nhau như kích thích tăng tiết chất nhầy, tăng tuần hoàn máu, trung hòa acid, ức chế vi khuẩn,…
☛ Chi tiết tại: Thuốc điều trị đau thượng vị
Kết hợp điều chỉnh thói quen lối sống
Để kiểm soát tốt tình trạng đau thượng vị, đồng thời phòng ngừa cơn đau tái phát trở lại, người bệnh cần chủ động điều chỉnh thói quen, xây dựng lối sống khoa học kết hợp với vận động nghỉ ngơi hợp lý.
Chế độ ăn uống khoa học:
- Ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa, không để bụng quá no hay quá đói.
- Không ăn quá khuya, ăn xong không nên đi nằm ngay.
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều gia vị,…
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các đồ uống có chứa chất kích thích.
- Ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như canh, súp, cháo để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày.
- Bổ sung các thực phẩm có tính trung hòa như bắp cải, khoai tây, bí đao, bột mì, ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi,…
- Thêm gừng, nghệ trong quá trình chế biến món ăn.
- Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
☛ Tham khảo đầy đủ: Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Lối sống lành mạnh:
- Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
- Giảm cân nếu thừa cân để làm giảm gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
- Nên ưu tiên các bài tập cường độ vừa phải như yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe,…
Nghỉ ngơi hợp lý:
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng quá mức, kéo dài.
- Đảm bảo sức khỏe giấc ngủ, đi ngủ đúng giờ giấc, hạn chế thức quá khuya.
Sử dụng Gastosic chấm dứt tình trạng đau thượng vị do dạ dày gây ra!
Hiểu được những khó chịu do cơn đau quặn bụng vùng thượng vị gây ra, các chuyên gia đã nghiên cứu và phát triển thành công viên uống Gastosic – công thức chuyên biệt mang đến giải pháp hiệu quả giúp chấm dứt tình trạng đau thượng vị xuất phát từ bệnh lý dạ dày!
Gastosic là sự kết hợp của Nano Curcumin (chiết xuất nghệ vàng) cùng với 8 thảo dược quý trong tự nhiên mang đến tác dụng 3 trong 1:
- Nhóm 1 (Cúc La Mã, Thương truật): Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, làm giảm các kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, từ đó hạn chế cơn trào ngược dạ dày do căng thẳng gây mất ngủ.
- Nhóm 2 (Nano Curcumin, Hoàng liên, Cam thảo): Hỗ trợ chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, đồng thời tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, tăng cường hồi phục viêm loét dạ dày.
- Nhóm 3 (Ngô thù du, Trần bì, Hậu phác, Gừng): Hỗ trợ trung hòa lượng acid dư thừa, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, đau thắt thượng vị, nóng rát,…
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng đau quặn thượng vị từng cơn và những phương pháp cải thiện hiệu quả. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia giải đáp chi tiết!
Tài liệu tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/dau-thuong-vi-khi-nao-la-benh-trong-16936941.htm