Trào ngược dạ dày là tình trạng các chất trong dạ dày bao gồm: thức ăn, acid và dịch tiêu hóa đi qua cơ vòng thực quản, lên thực quản, hầu, họng. Gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua, nôn trớ,… Trào ngược dạ dày không chỉ xảy ra ở người lớn, mà ở trẻ em cũng rất phổ biến.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
- Trẻ ọc sữa, nôn trớ nhiều, thức ăn, sữa bị sặc lên miệng, mũi.
- Trẻ mệt mỏi, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
- Trẻ quấy đêm nhiều, khóc vật vã, thỉnh thoảng đang ngủ lại khóc thét lên
- Trẻ hay nằm cong người để giảm đau cơn trào ngược.
- Trẻ lười ăn, khó nuốt, khó ăn, liên tục phải ép trẻ ăn.
- Trào ngược lâu ngày có thể khiến trẻ có nguy cơ bị viêm phổi, thậm chí trẻ có thể bị tím tái, khó thở, thậm chí ngừng thở nếu mẹ không biết cách xử trí khi trẻ bị trào ngược dạ dày.
Làm sao để hạn chế trào ngược dạ dày ở trẻ
Tùy vào độ tuổi của từng trẻ mà ta xử trí trào ngược dạ dày ở trẻ theo các cách khác nhau.
Đối với trẻ nhỏ đang bú mẹ và bú bình, mẹ cần cho trẻ bú đúng tư thế, không để trẻ bú phải không khí. Khi bú bình, cần đảm bảo sữa luôn tràn đầy tại vị trí núm bình, tránh lựa chọn những loại bình có lỗ to, khiến sữa chảy nhanh, trẻ dễ bị sặc.
Tránh rung lắc khi trẻ ăn, trẻ bú, giữ tư thế ngồi thẳng trong và sau khi ăn. Khi trẻ bú mẹ, nên cho bú bầu vú bên trái trước, để giữ bé nằm nghiêng sang phải, rồi chuyển bé sang bú bầu bên phải. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược.
Vỗ ợ hơi sau khi cho trẻ bú giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.Sau khi cho trẻ bú xong, cha mẹ bế bé lên và vỗ ợ hơi, giúp đẩy hết không khí mà bé bú phải. Sau khi trẻ ợ hơi được, từ từ đặt trẻ nằm xuống với tư thế đầu cao hơn mặt phẳng giường khoảng 30 độ.
Khi bé ngủ nên để bé nằm nghiêng để tránh trường hợp bé bị nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở.
Đối với những trẻ lớn hơn, đã bắt đầu ăn dặm, nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, đút cho trẻ ăn từ từ. Không nên bắt ép trẻ ăn nhiều quá khiến trẻ nôn trớ. lâu dần trở thành bệnh lý trào ngược dạ dày.
Cách xử lý khi trẻ bị trào ngược dạ dày
- Đặt trẻ nằm sấp trên tay hoặc đùi, đầu thấp hơn thân
- Vỗ lưng: Dùng gốc lòng bàn tay phải vỗ 5 cái vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 xương bả vai nhằm làm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài.
- Ấn ngực: Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái sau khi vỗ lưng thì đặt trẻ nằm ngửa, dùng 2 ngón tay trỏ và ngón tay giữa đột ngột ấn mạnh 5 lần vào vị trí dưới điểm cắt của đường nối 2 núm vú và đường giữa ức một khoát ngón tay. Lặp lại đến 10 lần cho tới khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
- Đánh giá tình trạng của trẻ sau mỗi lần vỗ lưng, ấn ngực: Nếu trẻ hồng hào, khóc tốt thì không cần làm tiếp. Nếu trẻ còn khó thở thì tiếp tục thực hiện vỗ lưng, ấn ngực. Nếu cần thiết có thể lặp lại trình tự trên 5 – 10 lần.
- Thông đường thở: Nếu trẻ còn tắc nghẽn sữa, nên quan sát vùng mũi, họng của trẻ, nếu có sữa thì dùng miệng hút mạnh càng nhanh càng tốt. Nên hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa có thể vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp của trẻ.
- Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ, thổi cho tới khi thấy lồng ngực trẻ hơi nhô lên. Sau đó, ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày cho trẻ khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Việc lạm dụng các thuốc chữa trào ngược dạ dày cho trẻ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ như: xốp xương, chán ăn, mệ mỏi,…
XEM THÊM: