Chuối là loại quả quen thuộc mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày có được ăn chuối không? Nên ăn chuối như nào để tốt cho sức khỏe? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời và có những thông tin đúng đắn về chế độ ăn uống cho người trào ngược dạ dày.
Nội dung bài viết
1. Lợi ích của quả chuối đối với sức khỏe
Thành phần của quả chuối chứa nhiều protein, chất xơ, kali, vitamin B6 và vitamin C,… mang lại hàm lượng dinh dưỡng. Chuối là thực phẩm tốt cho sức khỏe với các công dụng đặc trưng dưới đây:
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Chuối chứa nhiều chất xơ, vitamin và prebiotic. Prebiotic là một dạng carbohydrate không được tiêu hóa nhưng lại là nguồn thức ăn của lợi khuẩn bên trong đường ruột. Do đó bổ sung chuối thường xuyên có thể tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu,…
- Tăng cường miễn dịch: Chuối chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, tiêu trừ gốc tự do đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh thoái hoá, ngăn ngừa ung thư.
- Hạ huyết áp: Hàm lượng kali trong chuối cao giúp giãn mạch và điều hòa huyết áp đồng thời cân bằng điện giải và hỗ trợ hoạt động của thận.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Hàm lượng sắt và các chất dinh dưỡng trong chuối thúc đẩy tái tạo và sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Chuối còn giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu.
2. Người bị trào ngược dạ dày có được ăn chuối không?
Câu trả lời là người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung chuối vào thực đơn hàng ngày.
Theo các chuyên gia, chuối không chứa acid hay bất cứ thành phần nào gây kích thích dạ dày. Chuối có tác dụng hạn chế acid trào ngược dạ dày đồng thời làm giảm sưng, kháng viêm tạo nên lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Trong chuối xanh chứa chất tanin giúp làm lành nhanh các tổn thương trong dạ dày, hạn chế lượng acid dư thừa, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát cổ,…
Ngoài ra chuối còn chứa nhiều chất xơ, vitamin, prebiotic (nguồn thức ăn của lợi khuẩn bên trong đường ruột) rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn táo bón, khó tiêu.
3. Bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng chuối xanh
Trong dân gian thường có kết hợp chuối xanh với nhiều nguyên liệu khác để thành bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây.
3.1 Dùng chuối xanh điều trị trào ngược dạ dày
Đây là phương pháp điều trị đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Bạn chỉ cần chuẩn bị và làm theo các bước dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 quả chuối xanh
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuối xanh tước bỏ vỏ, cắt thành từng lát mỏng sau đó ngâm vào nước muối loãng.
- Bước 2: Ngâm trong nước 30 phút sau đó vớt ra rửa sạch cùng với nước
- Bước 3: Ăn cùng với các loại rau sống 3-5 lần/tuần
Từ đó các triệu chứng đau, viêm, sưng, ợ nóng, khó tiêu, chán ăn… cũng dần được khắc phục.
3.2 Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh, rau diếp cá và rau má
Rau diếp cá và rau má được biết đến là loại nguyên liệu có tính mát, chứa nhiều vitamin có lợi, tốt cho đường ruột. Vì vậy, bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh, rau diếp và rau má được nhiều người áp dụng và cho phản hồi tích cực.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 10 quả chuối xanh
- 1 năm rau diếp cá
- 1 nắm rau má
Cách thực hiện:
- Bước 1: Loại bỏ phần vỏ của chuối xanh và cắt thành từng lát mỏng, ngâm nước muỗi 30 phút.
- Bước 2: Rửa sạch rau má và rau diếp cá.
- Bước 3: Đem rau má. rau diếp cá, chuối xanh đi sao vàng (sao riêng từng loại nguyên liệu)
- Bước 4: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hoặc ấm cùng với 800ml nước lọc sắc nhỏ lửa trong vòng 30 phút
- Bước 5: Để nguội và chia thành 3 lần uống mỗi ngày
3.3 Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng chuối xanh đu đủ, mía lau và táo tây
Đây là bài thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như: buồn nôn, đau bụng, đau ở thượng vị, chán ăn,…. Người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5 quả chuối xanh
- 30g đu đủ xanh
- 50g mía lau
- 25g táo tây
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tước bỏ phần vỏ của chuối, thái lát và ngâm vào nước muối pha loãng trong vòng 30 phút.
- Bước 2: Vớt chuối xanh để ráo nước, sau đó mang đi sao vàng
- Bước 3: Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng khúc nhỏ
- Bước 4: Mía lau mang đi rửa sạch và thái thành tức khúc 2cm
- Bước 5: Cho nguyên liệu vào nồi và thêm 500ml nước lọc sắc với lửa nhỏ khoảng 30 phút.
- Bước 6: Để nguội bớt và chắt lấy phần nước
Sử dụng 4 lần trên ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả sau 1 -2 tuần sử dụng.
3.4 Dùng chuối xanh và mật ong để chữa bệnh trào ngược dạ dày
Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao giúp làm lành nhanh những tổn thương và các vết viêm loét do bệnh trào ngược, viêm dạ dày. Sự kết hợp giữa chuối xanh và mật ong sẽ mang đến bài thuốc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Chuối xanh
- Mật ong
Cách làm:
- Bước 1: Tước bỏ lớp vỏ bên ngoài của chuối xanh, thái lát mỏng và ngâm trong nước 30 phút.
- Bước 2: Vớt ra để ráo nước, sau đó đem phơi khô rồi xay thành bột mịn
- Bước 3: Trộn đều bột chuối xanh cùng mật ong tạo thành hỗn hợp sệt, không quá ướt.
- Bước 4: Vo thành từng viên nhỏ, bảo quản trong hộp kín.
Mỗi ngày bạn nên dùng dùng 4 – 6 viên, hiệu quả sẽ thấy sau khoảng 2 – 3 tuần thực hiện.
Bị trào ngược dạ dày nên ăn chuối khi nào? Những lưu ý khi ăn
Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể ăn chuối vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thời điểm ăn chuối tốt nhất để hấp thu được tối đa lượng dinh dưỡng là vào bữa sáng.
Dưới đây là một số lưu ý
- Bạn không nên ăn chuối khi bụng quá no hoặc quá đói. Ăn chuối khi no dễ làm tăng áp lực lên dạ dày và kích thích dịch vị trào ngược lên vùng thực quản. Khi bụng đói, chất pectin trong chuối có thể phản ứng với acid dịch vị gây xót ruột.
- Không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn từ 1-3 quả chuối/ngày tránh gây đầy bụng, khó tiêu.
- Đa dạng các loại trái cây trong bữa ăn nhằm cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, axit amin và khoáng chất thiết yếu.
- Các loại chuối người trào ngược dạ dày nên ăn là chuối cau, chuối hương, chuối lùn,… Người trào ngược dạ dày và đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn chuối tiêu vì loại chuối này có thể gây kích thích thích niêm mạc dạ dày khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Hy vọng bài viết này phần nào đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không?”. Ngoài ra, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe. Nếu còn thắc mắc, liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 18006626 hoặc truy cập website https://gastosic.vn/ để được tư vấn chi tiết.