Gastosic – Website sản phẩm độc quyền https://gastosic.vn Giải pháp chuyên biệt cho trào ngược dạ dày thực quản Mon, 04 Mar 2024 04:01:31 +0000 vi hourly 1 Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? 12 loại trái cây nên ăn! https://gastosic.vn/viem-loet-da-day-nen-an-hoa-qua-gi/ https://gastosic.vn/viem-loet-da-day-nen-an-hoa-qua-gi/#respond Thu, 30 Nov 2023 02:49:08 +0000 https://gastosic.vn/?p=66350 Bạn đang không biết viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? Hãy đọc bài biết này để rõ lý do tại sao phải cần phải lựa chọn hoa quả phù hợp và list các loại trái cây nên ăn.

Tại sao người viêm loét dạ dày cần lựa chọn hoa quả phù hợp?

Hoa quả là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, nhưng không phải loại nào cũng tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Bạn cần chọn hoa quả phù hợp với độ pH, độ nhầy và sự tiêu hóa của dạ dày.

Nếu bạn ăn hoa quả có tính axit cao, đường cao hoặc chất kích thích, sẽ làm tăng tiết axit, kích ứng và bào mòn niêm mạc dạ dày, làm bệnh nặng thêm. Bạn nên tránh hoặc ăn ít những loại hoa quả như cam, chanh, quýt, dứa, kiwi, mận, xoài, vải, nhãn…

Nếu bạn ăn hoa quả có tính kiềm, vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa, sẽ giúp làm dịu dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa biến chứng. Bạn nên ăn nhiều loại hoa quả như táo, lê, dưa lưới, dưa hấu, nho, lựu, việt quất, bơ…

Nếu bạn bị nhiễm H. pylori, một loại vi khuẩn gây ra viêm loét dạ dày, bạn nên ăn nhiều hoa quả giàu chất chống oxy hóa, vì chúng có thể giúp bảo vệ và kích hoạt hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và giảm viêm loét.

Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung hoa quả để nhận đẩy đủ dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để chữa lành vết loét. Hãy chọn những hoa quả an toàn mà nhiều vitamin và khoáng chất.

Tóm lại, hoa quả có thể ảnh hưởng đến tình trạng của vết loét. Dưới đây là gợi ý cho bạn danh sách những loại quả và những lưu ý riêng.

Viêm loét dạ dày nên ăn quả gì?

Việt Nam là một nước có nhiều loại quả nhiệt đới đa dạng và phong phú. Nếu bạn bị viêm loét dạ dày, bạn không nên bỏ qua những loại quả có lợi cho sức khỏe chỉ vì sợ một số quả có thể làm bệnh nặng hơn. Hãy lựa chọn hoa quả theo gợi ý dưới đây nhé!

Chuối chín

Chuối có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày và cung cấp chất xơ, giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Chuối chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin B, E, C và các chất khác có tác dụng giảm đau, giảm đầy bụng, kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ thành dạ dày và ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do.

Tuy nhiên, với người bị viêm loét dạ dày chỉ nên ăn chuối chín mà không nên ăn chuối xanh hay chuối chưa chín hẳn vì vị chát của chuối xanh sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, có thể khiến bụng cồn cào. Bạn cũng không ăn chuối khi đói và không ăn quá 2 quả một ngày.

Bạn có thể ăn chuối kết hợp với các loại quả khác như món sinh tố hoa quả, chẳng hạn như sinh tố bơ chuối, sữa chua chuối…

Quả táo

Táo cũng là nguồn chất xơ tốt cũng như nhiều vitamin mà viêm loét dạ dày không nên bỏ qua. Trong táo có chứa Pectin – một loại chất xơ hòa tan có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện táo bón, tiêu chảy hoặc khó tiêu do có bệnh lý về dạ dày. Cùng với đó táo cũng cung cấp viatmin C và chất chống oxy hóa rất tốt cho việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý chọn loại táo thiên vị ngọt hơn vị chua. Nên chọn nguồn gốc rõ ràng, hay hoa quả tươi ngon tránh dập nát… Và không nên ăn táo khi quá đói. Nên có thói quen gọt vỏ táo thay vì ăn cả quả để loại vỏ phần khó tiêu hóa nhé.

Bạn có thể lựa chọn ăn táo với những món như sau: nước ép táo, sinh tố chuối táo, hay dùng táo làm salad…

Đu đủ chín

Quả đu đủ chín có vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ nên được dùng để làm món tráng miệng sau bữa ăn chính.  Đu đủ chín rất tốt cho sức khỏe như cải thiện tim mạch, chức năng tiêu hóa, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ làn da, hỗ trợ giảm cân, tăng sức đề kháng…

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong quả đu đủ có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như protin, chất chống oxy hóa, calo, chất xơ cùng hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, E, K, kẽm, sắt, canxi… có lợi cho đường tiêu hóa, cụ thể là các vấn đề về dạ dày.

Đặc biệt, khả năng chữa bệnh đau dạ dày của đu đủ đến từ 2 hoạt chất là papain và enzyme chymopapain. Chúng giúp cân bằng chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe dạ dày nhờ khả năng phân hủy các loại protein khó tiêu hóa, từ đó giảm áp lực và phục hồi các tổn thương nhanh hơn.

Hoạt chất lycopene trong đu đủ cũng giúp tăng cường khả năng chống viêm, giảm đau và thúc đẩy cơ chế tự làm lành vết loét niêm mạc của cơ thể, bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, đu đủ chín có độ mềm rất dễ tiêu hóa phù hợp với dạ dày đang bị tổn thương do viêm loét.

Tuy nhiên bạn nên nhớ hãy dùng đu đủ chín không nên ăn đu đủ xanh để có tác dụng ngược lại nhé. Vì hàm lượng papain và nhựa trong đu đủ xanh khá cao, dễ làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Điều này không tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Tương tự với các loại quả khác, bạn nên loại bỏ vỏ và hạt trước khi ăn nhé.

Ngày 1-2 miếng đu đủ chín sẽ rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Bạn có thể ăn miếng trực tiếp hay làm sinh tố đu đủ kết hợp với loai quả khác để đổi vị nhé.

Việt quất

Quả việt quất là một loại quả tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho người bị viêm loét dạ dày. Theo các nghiên cứu, quả việt quất chứa proanthocyanidins flavonoid, một hoạt chất có khả năng chống lại vi khuẩn H.pylori, nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Quả việt quất cũng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do và giảm đau dạ dày.

Bạn có thể ăn quả việt quất bằng cách bóc vỏ ngoài và thưởng thức hoặc bạn cũng có thể ăn cùng sữa chua hay làm sinh tố, nước ép giống như các loại quả khác.

Dâu tây

Đây cũng là loại trái cây mà khi bị viêm loét dạ dày nên ăn. Dâu tây nằm trong nhóm hoa quả mọng nước có hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa polyphenol. Nhờ đó mà, ăn quả này không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn giúp lành vết tổn thương do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.

Ngoài việc ăn dâu tây trực tiếp bạn có thể dùng nước ép dâu tây, sữa dâu tây cũng có tác dụng rất hiệu quả.

Quả bơ

Quả bơ là một nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin và chất kháng khuẩn, có lợi cho sức khỏe và phòng chống nhiều bệnh.

Đặc biệt quả bơ có axit béo omega – 3, có thể giúp giảm viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của vết loét dạ dày.

Bạn có thể ăn quả bơ trực tiếp hoặc làm thành sinh tố, kem bơ để tăng thêm hương vị và hiệu quả. Quả bơ là một loại quả tuyệt vời cho người bị đau dạ dày, bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Thanh long

Thanh long là một loại quả nhiệt đới rất phổ biến ở Việt Nam, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho người bị viêm loét dạ dày. Thanh long có chứa oligosaccarit – một loại carbohydrate có tác dụng kích thích, sản sinh và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Quả này cũng rất giàu chất xơ hòa tan và các chất chống oxy hóa, góp phần giảm viêm, trung hòa axit trong dạ dày và tác động tích cực lên quá trình tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy mà thanh long là loại hoa quả mà người bị viêm loét dạ dày nên cần bổ sung.

Cũng như các loại hoa quả khác, bạn có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố…

Quả lựu

Lựu có chứa các chất chống oxy hóa và tác động chống vi khuẩn, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày

Trong list hoa quả dành cho người viêm loét dạ dày có quả lựu. Đây là quả chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa – Punicalagin, giúp làm dịu niêm mạc, giảm đau nóng rát ở thượng vị và cải thiện tiêu hóa. Các nhà khoa học Nga đã nghiên cứu và chỉ ra rằng ăn quả lựu vừa đủ có thể giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn. Quả lựu còn có tác dụng giảm đường huyết, giảm cholesterol và phòng tránh nhiều bệnh khác. Quả lựu là một loại quả tốt cho sức khỏe, bạn nên thử ăn thường xuyên.

Có một lưu ý nhỏ là bạn nên ăn lựu bỏ hạt hoặc có thể uống nước ép lựu để loại bỏ phần chất xơ từ hạt gây khó tiêu cho dạ dày.

Quả nho

Nho cũng là một loại quả nhiệt đới giàu vitamin và khoáng chất như kali, sắt, canxi, manga, acid folic, vitamin B1, B2, B6, C, K… Đặc biệt, nho – loại quả mọng nước này có chứa polyphenol rất tốt cho tình trạng viêm loét dạ dày.

Nho có nhiều loại với màu sắc khác nhau như nho đen, nho xanh, nho tím… mỗi loại có độ chua ngọt khác nhau… Cũng giống như táo, bạn nên chọn nho có vị thiên ngọt hơn, vì nho chua có thể kích thích tiết dịch vị, trào ngược dạ dày. Nho chín thường sẽ ít vị chua hơn nho xanh. Khi ăn nho, bạn nên bỏ vỏ và hạt, vì chúng khó tiêu và gây khó chịu cho dạ dày đang bị viêm loét.

Quả lê

Lê nằm trong nhóm hoa quả có nhiều chất xơ tốt hòa tan cho dạ dày theo cách giảm lượng axit trong dạ dày đồng thời làm giảm chứng đầy hơi. Chất xơ hòa tan này trong quả lê tạo thành chất nhờn trơn trượt trong dạ dày, hoạt động như một rào cản giữa niêm mạc dạ dày và axit ăn mòn trong dạ dày.

Quả lê cũng chứa flavonoid và chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Bên cạnh đó lê cũng cung cấp nhiều vitamin nhóm B, C, K và các khoáng chất như folate, kali, magie, đồng và mangan, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe.

Bạn nên ăn lê như món tráng miệng hoặc có thể làm salad cũng rất rốt.

Quả ổi

Ổi cũng là một trong những loại quả mà viêm loét dạ dày nên ăn. Thành phần dinh dưỡng của ổi giống như một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin C, A, B6, kali, magie và các chất xơ cho cơ thể. Mặt khác, lượng axit hữu cơ trong ổi rất thấp nên loại quả này hoàn toàn thích hợp cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nói riêng và đường tiêu hóa nói chung.

Tuy nhiên bạn không nên ăn ổi lúc đói, điều này có thể gây cồn bụng do ổi có chứa axit có thể kích thích tiết dịch vị và gây cồn bụng.

Khi sử dụng ổi trong bữa ăn thường ngày, bạn cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều, tránh ăn ổi nguyên vỏ và nên loại bỏ hạt vì có thể sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu và táo bón. Cách tốt nhất được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích là dùng nước ép ổi.

Dưa lưới

Dưa lưới là một loại quả ngọt, không chứa nhiều axit, thích hợp cho người bị viêm loét dạ dày. Dưa lưới có vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng và nhiều nước. Loại quả này còn cung cấp nhiều chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa. Bạn có thể ăn dưa lưới trực tiếp hoặc kết hợp với sữa chua để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.

Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? Bạn có thể ăn đa dạng các loại hoa quả như: Chuối, dưa lưới, đu đủ, táo, lê, thanh long, lựu, ổi, dâu tây… Nên chọn các loại quả mềm dễ tiêu hóa như chuối, na, bơ. Nên chọn quả có nhiều chất xơ hòa tan: táo, lê.. Và cũng đừng bỏ qua loại trái cây có chống lại nhiễm trùng H.pylori như quả Việt quất. Hay quả dâu tây, lựu có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm nhiễm.

☛ Tham khảo thêm tại: 15++ Món ăn cho người viêm loét dạ dày

Bị viêm loét dạ dày nên kiêng ăn quả gì?

Bên cạnh những loại quả nên ăn, viêm loét dạ dày cũng cần lưu ý tránh hoặc ăn ít các loại quả sau:

Họ nhà cam: chanh, cam, quýt, bưởi

Cam quýt
Cam quýt không tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Đây là các loại quả thuộc nhóm thực phẩm có tính axit cao. Nếu đang bị viêm loét dạ dày bạn hạn chế ăn nhưng loại quả này. Nếu ăn chỉ nên chọn loại cam ngọt, quýt đường và ăn cầm chừng. Tuyệt đối không nên uống nước ép các loại quả này, vì nước ép thường tiêu thụ với lượng lớn hơn so với việc bạn chỉ nên ăn 1 ít.

Dứa

Quả dứa có nhiều dinh dưỡng nhưng lại không có lợi cho người bị bệnh viêm loét dạ dày. Vì trong dứa có nhiều acid và các enzyme có thể làm tiêu protein không có lợi cho việc điều trị các triệu chứng của đau dạ dày, làm gia tăng tình trạng viêm loét dạ dày. Bạn nên hạn chế ăn dứa, nếu ăn chỉ nên ăn dứa chín với lượng vừa phải.

Cà chua

Cà chua cũng nằm trong nhóm thực phẩm có tính axit cao. Vị chua của nó có thể khiến bạn bị trào ngược axit nhiều hơn. Điều này cũng khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn.

Quả hồng

Vị chát đặc trưng của quả hồng chính là chất tannin. Bạn sẽ nhận rõ vị này khi ăn hồng xanh hoặc độ chín chưa tới. Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói thì các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày, dễ khiến bị đầy bụng, khó tiêu, cồn cào, khó chịu…

Do đó khi bị viêm loét dạ dày bạn nên hạn chế ăn hồng. Nếu ăn bạn chỉ nên ăn hồng đảm bảo đã chín và ăn một chút thôi nhé.

Hoa quả chua: cóc, xoài, me

Bện canh họ nhà cam, người có vấn đề về dạ dày cần kiêng cử các loại trái cây chứa nhiều axit như me, cóc, dứa, xoài, mận, khế chua… Các loại trái cây này có thể kích thích lên ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh.

Hoa quả nóng: sầu riêng, mít, nhãn vải

Không phải là không nên ăn mà nên hạn chế ăn những loại quả này nếu bạn bị viêm loét dạ dày. Các loại trái cây có tính nóng như sầu riêng, mít, nhãn, vải…  có thể gây chướng bụng, khó tiêu, ợ chua và làm tăng áp lực lên dạ dày.

Nếu yêu thích các loại trái cây có tính nóng này, bạn chỉ nên bổ sung với mức độ vừa phải để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Ngoài ra, nên dùng kết hợp các loại trái cây này với sữa chua và các thực phẩm có tính mát như sữa chua, đu đủ chín, hạt chia, nha đam…

☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm loét dạ dày kiêng gì?

Lưu ý cho người viêm loét dạ dày ăn hoa quả

Khi chọn ăn hoa quả, người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý những điều sau:

  • Chú ý chọn những quả tươi ngon không đập nát, quả vừa chín tới, không quá xanh, hay chín quá…
  • Nên mua hoa quả ở những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, và cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Nên ưu tiên mùa nào quả nấy để tránh được chất bảo quản, chất kích thích.
  • Loại bỏ những phần khó tiêu của quả: hạt ổi, vỏ táo, hạt lựu…
  • Chọn quả không quá chua, chọn quả mềm dễ tiêu hóa, chọn quả giàu chất xơ, và ưu tiên quả có nhiều chất chống oxy hóa.
  • Tránh các loại quả qua ướp vị kiểu: xoài dầm chua cay, hoa quả dầm muối ớt, ô mai chua mặn ngọt, hoa quả sấy khô tẩm đường…
  • Nên ăn hoa quả sau khi ăn cơm tầm 30 phút- 1 tiếng, tránh ăn lúc đói.

Tóm lại bạn cũng không nên quá khắt khe trong việc lựa chọn hoa quả khi bị viêm loét dạ dày mà làm mất nguồn bổ sung vitamin phong phú này. Điều quan trọng là hãy để ý hay ghi lại những phản ứng không tốt của bạn với một số loại hoa quả và tránh cho lần sau. Hay đôi khi chỉ là cách bạn ăn chưa đúng thời điểm hay chưa sơ chế kỹ mà ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của dạ dày vốn đang bị tổn thương của bạn.

Bên cạnh lựa chọn hoa quả tốt cho người bị viêm loét dạ dày, bạn nên kết hợp sử dụng viên uống Gastosic nhằm kiểm soát tốt tình trạng viêm loét dạ dày. Sản phẩm Gastosic được chuyển giao độc quyền từ Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

gastosic-giam-dau-da-day
Gastosic – Giải pháp chữa lành viêm loét dạ dày hiệu quả!

Thành phần chính của Gastosic là Curumin trong củ nghệ được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ, cho hiệu quả cao gấp 10 – 40 lần. Curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, chống viêm và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, Gastosic cho tác động vượt trội và toàn diện hơn hẳn nhờ kết hợp thêm 9 loại thảo dược quý gồm:

  • Hậu Phác, Trần Bì
  • Cam thảo
  • Hoàng Liên, Ngô Thù Du
  • Thương Truật, Gừng
  • Cúc La Mã

Đây đều là những thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết loét cũng như bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra.

Gastosic được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được phân phối tại hơn 8.000 nhà thuốc trên toàn quốc.

Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY

Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ

Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂYmua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY

Chúc bạn sức khỏe!

]]>
https://gastosic.vn/viem-loet-da-day-nen-an-hoa-qua-gi/feed/ 0
Top 11 thực phẩm chữa viêm loét dạ dày cực hiệu quả https://gastosic.vn/thuc-pham-chua-viem-loet-da-day/ https://gastosic.vn/thuc-pham-chua-viem-loet-da-day/#respond Wed, 29 Nov 2023 03:19:53 +0000 https://gastosic.vn/?p=66355 Bạn có biết, một số thực phẩm có thể giúp làm dịu dạ dày, giảm viêm, chống nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết loét. Dưới đây là top 10+ thực phẩm chữa viêm loét dạ dày cực hiệu quả.

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày

Nghệ – thực phẩm chữa viêm loét dạ dày không nên bỏ qua

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - Nghệ

Nghệ là thực phẩm được nhắc đến đầu tiên trong list thực phẩm chữa viêm loét dạ dày.

Đây là một loại gia vị được dùng phổ biến trong chế biến các món ăn người Việt. Gia vị này có chứa curcumin, một hoạt chất có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, giảm đau và kích thích lành vết loét. Vì thế sử dụng nghệ chế biến món ăn cho người bị viêm loét dạ dày rất tốt.

Bạn có thể tăng thêm chút nghệ với món gà kho nghệ, cá kho nghệ hay món cà ri ít cay cũng rất tốt cho sức khỏe dạ dày. Tuy nhiên bạn nên nhớ bên cạnh việc tăng nghệ bạn cần giảm cay bỏ ớt để tránh tác dụng ngược lại nhé.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Chữa viêm hang vị dạ dày bằng nghệ

Sữa chua – Lợi khuẩn tốt cho dạ dày đang bị viêm loét

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - sữa chua

Sữa chua là một nguồn giàu probiotic, là những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Bổ sung sữa chua giúp hệ tiêu hóa của ban Probiotic có thể ngăn chặn sự phát triển của H. pylori, giảm tác dụng phụ của kháng sinh và cải thiện chức năng miễn dịch.

Bạn có thể ăn một cốc sữa ít đường vào bữa phụ hay một cốc sinh tố hoa quả kèm sữa chua cũng rất tốt cho dạ dày đang bị tổn thương. Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ hãy chọn hoa quả ít chua phù hợp với người bị viêm loét dạ dày nhé.

☛ Tìm hiểu list: Hoa quả dành cho người bị viêm loét dạ dày.

Nha đam – làm giảm tiết đáng kể lượng axit dạ dày

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - Nha đam

Nha đam cũng là một trong những thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Bởi những lý do sau đây:

  • Nha đam có tính kiềm, giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm dịu niêm mạc dạ dày bị kích thích và bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương.
  • Nha đam giàu chất xơ, các vitamin B, C, E… tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy một số glycoprotein trong loại cây này có công dụng kháng khuẩn và giảm tiết axit dạ dày, hỗ trợ làm lành vết loét.

Bạn có thể dùng nha đam như sau: Dùng ăn kết hợp với sữa chua, hoặc làm thạch ăn lẫn cùng với nước chanh hoặc nước dừa để làm tăng hiệu quả.

☛ Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày có uống nước dừa được không?

Bánh mỳ và ngũ cốc – tinh bột tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - Bánh mỳ

Đây là nhóm tinh bột tốt dành cho người viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bánh mỳ và ngũ cốc đều tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Bạn nên chọn những loại bánh mỳ trắng và ngũ cốc nguyên hạt hoặc ngũ cốc làm từ bột mì trắng nếu bạn không dung nạp được gluten.

Tốt nhất bạn nên tránh những loại bánh mỳ và ngũ cốc có vị cay, chua, chất béo, đường, gia vị, vì chúng có thể làm tăng tiết axit, kích thích và bào mòn niêm mạc dạ dày, làm nặng thêm tình trạng viêm loét. Chẳng hạn như bánh mỳ nướng tỏi ớt hay ngô cay…

Việt quất – giúp chống lại nhiễm trùng H.pylori

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - Blueberry

Quả việt quất là một loại trái cây giàu chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật, giảm triệu chứng loét và thúc đẩy chữa bệnh. Quả việt quất cũng có thể giúp giảm cholesterol, huyết áp và nguy cơ bệnh tim mạch.

Hơn nữa nghiên cứu cũng cho thấy trong quả việt quất có hoạt có thể giúp chống lại nhiễm trùng H.pylori. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm loét dạ dày. Chính vì thế đây có thể gọi là thực phẩm chữa viêm loét dạ dày.

Dầu ô liu- giúp kháng khuẩn tốt

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - dầu oliu

Dầu ô liu có chứa phenol, một hợp chất có khả năng chống vi khuẩn, đặc biệt là H. pylori. Dầu ô liu cũng có thể giúp làm giảm tiết axit trong dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bạn có thể dùng dầu ô liu cho các món xào hoặc cũng có thể cho trực tiếp vào món ăn như món salad, cháo…

Cá béo giúp giảm viêm nhờ Omega -3

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - Cá béo

Omega-3 có thể giúp giảm viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của vết loét. Bạn có thể bổ sung Omega-3 bằng cách ăn các loại cá béo như các hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi.. vì chúng chứa nhiều omega 3 hơn so với các loại cá khác. Các loại cá béo này cũng cung cấp nhiều protein, vitamin D, sắt và các khoáng chất khác, có lợi cho sự phục hồi của niêm mạc dạ dày.

Đừng bỏ qua những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho dạ dày đang bị tổn thương do viêm loét.

Rau xanh nguồn chất xơ không thể bỏ qua

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - rau xanh

Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể bỏ qua. Với người viêm loét dạ dày bạn nên chọn những loại rau màu xanh lá đậm hay những loại rau có nhiều chất chống oxy hóa để giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm giảm loét. Một số loại rau bạn có thể chọn:

  • Rau bắp cải: Rau bắp cải chứa nhiều vitamin U và vitamin K, có chức năng chữa lành, làm lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn nên sử dụng bắp cải để làm nước ép hoặc salad bắp cải hay đơn giản dùng như món luộc xào bình thường.
  • Rau cải bẹ xanh: Rau cải bẹ xanh chứa lượng vitamin K lớn, có tác dụng làm dịu, làm lành các vết loét. Rau cải bẹ xanh cũng có chứa lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, hạn chế tiết dịch vị.
  • Rau chân vịt: Rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như vitamin A, D, E, K, axit béo thực vật omega 3. Rau chân vịt còn chứa hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau, có khả năng chống viêm và chống ung thư, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Súp lơ xanh: Súp lơ xanh chứa nhiều dưỡng chất như protein, gluxit, vitamin. Súp lơ xanh còn có chứa sulforaphane, một hợp chất có khả năng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Rau mồng tơi: Rau mồng tơi có đặc tính mát, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, giúp ngăn ngừa táo bón

Lưu ý: Nên chọn các loại rau tươi non, không éo úa để đảm bảo nhiều dinh dưỡng cũng như tốt cho hệ tiêu hóa. Và cũng nên ưu tiên mùa nào thức nấy để đảm bảo luôn được ăn rau đảm bảo không thuốc kích thích tăng trọng. Trong quá trình sơ chế rau (nhặt rau) bạn nên loại bỏ phần rau già, tước bỏ phần xơ rau giúp món rau ít chất xơ dư thừa khó tiêu hóa.

Gừng giúp giảm viêm giảm đau hiệu quả

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - Gừng

Giống như nghệ, gừng cũng là một gia vị dùng phổ biến trong món ăn người Việt. Gừng chứa gingerol, một hợp chất hoạt tính sinh học có tác dụng chống viêm và giảm đau.

Gừng có thể giúp:

  • Làm ấm bụng, trung hòa axit, làm dịu niêm mạc dạ dày bị kích thích và bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và nôn
  • Chống viêm, chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), một loại vi khuẩn gây ra viêm loét dạ dày
  • Mau lành vết loét trong dạ dày.

Tuy nhiên, người bạn không nên lạm dụng hoặc dùng gừng trong thời gian dài có thể gây phản tác dụng. Khi bị viêm loét dạ dày, bạn có thể dùng trà gừng với liều lượng vừa phải có thể là phương thuốc chữa lành hiệu quả. Bạn cũng có thể dùng gừng thêm vào gia vị hằng ngày như gà rang gừng lá chanh, bò om gừng sả, cá kho gừng…

Mật ong – thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - mật ong

Mật ong là một loại thực phẩm tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mật ong có chứa các enzyme, vitamin, khoáng chất và chất chống vi khuẩn, có thể giúp làm sạch và bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm viêm, làm lành vết loét và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Theo một số nghiên cứu, mật ong có tính kháng khuẩn cao có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Mật ong cũng có tác dụng làm giảm độ axit trong dạ dày, làm dịu cơn đau và kích thích quá trình tái tạo mô. Bạn có thể sử dụng mật ong bằng cách pha với nước ấm hoặc trà, uống trước hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến chất lượng và nguồn gốc của mật ong, vì một số loại mật ong có thể bị pha trộn với đường hoặc chất bảo quản, làm giảm hiệu quả chữa bệnh và gây hại cho sức khỏe.

☛ Tham khảo thêm: Mật ong chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả

Tỏi thực phẩm kháng khuẩn cao

Thực phẩm chữa viêm loét dạ dày - tỏi

Tỏi là một loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn cao.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi có thể giúp chữa lành vết loét dạ dày, bằng cách tăng tốc độ phục hồi và ngăn chặn sự phát triển của vết loét. Tỏi cũng có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm của vi khuẩn H. pylori, một trong những tác nhân gây ra viêm loét dạ dày. Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng ăn tỏi sống hàng ngày có thể làm giảm hoạt động của vi khuẩn H. pylori trong dạ dày của người bệnh.

Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc việc ăn tỏi sống, không phải ai cũng thích hợp với thực phẩm này. Nên thử với lượng nhỏ trước, nếu bạn thấy khó chịu hãy dừng lại.

Đây là một số thực phẩm chữa viêm loét dạ dày cực hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh những thực phẩm có thể gây kích ứng, tăng tiết axit hoặc làm chậm quá trình lành vết loét, như rượu, cà phê, sô cô la, thực phẩm cay, chua, chất béo, đường, gia vị, thuốc lá…

Để điều trị viêm loét dạ dày, bạn cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc men, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh. Chẳng hạn như việc nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, nhai kỹ, ăn chậm và tránh ăn quá no hoặc đói. Bạn cũng nên kết hợp với việc thư giãn, giảm stress và tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe.

Bên cạnh lựa chọn thực phẩm chữa viêm loét dạ dày, bạn nên kết hợp sử dụng viên uống Gastosic nhằm kiểm soát tốt tình trạng viêm loét dạ dày. Sản phẩm Gastosic được chuyển giao độc quyền từ Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

gastosic-giam-dau-da-day
Gastosic – Giải pháp chữa lành viêm loét dạ dày hiệu quả!

Thành phần chính của Gastosic là Curumin trong củ nghệ được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ, cho hiệu quả cao gấp 10 – 40 lần. Curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, chống viêm và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, Gastosic cho tác động vượt trội và toàn diện hơn hẳn nhờ kết hợp thêm 9 loại thảo dược quý gồm:

  • Hậu Phác, Trần Bì
  • Cam thảo
  • Hoàng Liên, Ngô Thù Du
  • Thương Truật, Gừng
  • Cúc La Mã

Đây đều là những thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết loét cũng như bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra.

Gastosic được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được phân phối tại hơn 8.000 nhà thuốc trên toàn quốc.

Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY

Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ

Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂYmua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY

Chúc bạn sức khỏe!

]]>
https://gastosic.vn/thuc-pham-chua-viem-loet-da-day/feed/ 0
Chữa đau thượng vị bằng mật ong cực hiệu quả! https://gastosic.vn/chua-dau-thuong-vi-bang-mat-ong/ https://gastosic.vn/chua-dau-thuong-vi-bang-mat-ong/#respond Thu, 02 Nov 2023 07:14:08 +0000 https://gastosic.vn/?p=65750 Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng đau thượng vị và muốn tìm kiếm một giải pháp chữa trị từ thiên nhiên, an toàn và có hiệu quả cao, bạn có thể thử sử dụng mật ong. Bài viết này sẽ đề cập đến hướng dẫn cụ thể bạn các cách chữa đau thượng vị bằng mật ong như nào để có kết quả tốt nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Chữa đau thượng vị bằng mật ong

Tác dụng của mật ong với cơn đau thượng vị

Mật ong là một sản phẩm tự nhiên được tạo ra bởi các loài ong. Những con ong thu thập mật từ hoa hoặc từ các nguồn nhựa cây khác, sau đó chuyển đổi nó thành mật ong bằng cách tiêu hóa và kết hợp với enzyme đặc biệt trong dạ dày của chúng.

Mật ong là một loại thực phẩm ngọt tự nhiên và có nhiều hàm lượng đường, vitamin và khoáng chất, cung cấp năng lượng và có thể có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó cũng được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn và thuốc truyền thống vì đặc tính chất dinh dưỡng và y học của nó.

Theo y học cổ truyền, mật ong được coi là một vị thuốc bổ dưỡng và có tính kháng khuẩn rất tốt. Đặc biệt là chữa bệnh rối loạn tiêu hóa (đau dạ dày, đau thượng vị). Mật ong cũng được nhiều nơi dùng để điều trị nhiều loại bệnh chẳng hạn như mật ong có thể làm dịu cổ họng và giảm bớt các triệu chứng trào ngược axit.

Nói về tác dụng mật ong vơi cơn đau thượng vị như sau. Mật ong có tác dụng làm dịu các cơn đau thượng vị do nó có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, tiêu diệt vi khuẩn HP và nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày. Cụ thể:

  1. Mật ong rất giàu chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa này có khả năng giảm viêm, làm giảm kích ứng và đau rát như đau nóng rát vùng thượng vị. Chúng cũng có thể giúp làm dịu các dấu hiệu viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  2. Mật ong có chứa hydrogen peroxide tự nhiên. Điều này làm cho nó có hiệu quả trong việc điều trị vết thương, làm lành tổn thương như vết loét dạ dày giúp giảm đau thượng vị một trong những triệu chứng của viêm loét dạ dày.
  3. Mật ong cũng có một số đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút. Với đặc tính này có có thể tiêu diệt vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày. Điều này giúp giảm cơn đau thượng vị hiệu quả.
  4. Mật ong cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa kích thích tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, đầy hơi hay táo bón có liên quan đến rối loạn tiêu hóa và có thể gây đau vùng thượng vị.

Tuy nhiên mật ong thô, chưa tiệt trùng mang nhiều lợi ích sức khỏe, chất dinh dưỡng và enzym nhất.

Trong khi đau thượng vị thường là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày gây ra. Với tác dụng chống viêm kháng khuẩn hay kháng virus chống oxy hóa mật ong giúp làm lành các vết thương do viêm loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP.

6 Mẹo chữa đau thượng vị bằng mật ong

Để sử dụng mật ong để chữa đau thượng vị, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

Sử dụng mật ong nguyên chất

Đây là cách đơn giản được nhiều người áp dụng phổ biến. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất với liều lượng và thời gian cụ thể cho mỗi ngày như sau:

  • Liều lượng: Ngày 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào chia 2 lần/ mỗi lần 1 thìa.
  • Thời gian: Nên uống vào sau bữa sáng và sau bữa tối tầm 30 phút.
  • Khi uống pha 1 thìa mật ong với 1 chén nước ấm.

Mật ong + tỏi

mat-ong-ngam-toi
Tỏi ngâm mật ong chữa đau dạ dày an toàn tại nhà

Bên cạnh mật ong nguyên chất, bạn có thể kết hợp với một số thứ khác cũng có thể làm tăng tính hiệu quả trong việc giảm đau thượng vị. Mật ong kết hợp với tỏi rất đáng để thử cho trường hợp đau thượng vị do trào ngược dạ dày kèm khó tiêu.

Do trong tỏi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, cân bằng chất điện giải ở dạ dày.

Tuy nhiên một số người thấy rằng ăn tỏi có thể làm tăng nguy cơ cơn ợ nóng bùng phát nhiều hơn, nên bạn nên cân nhắc thử với lượng nhỏ trước khi áp dụng hàng ngày nhé.

Cách làm mật ong ngâm tỏi như sau: 

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập rồi cho vào hũ thủy tinh.
  • Đổ mật ong nguyên chất cho ngập tỏi rồi đậy kín nắp. Để ngâm tầm 3 tuần là có thể dùng được.
  • Bảo quản ở nơi khô thoáng.
  • Mỗi lần sử dụng: khoảng 1-2 tép tỏi cùng 1 thìa ca phê nước ngâm. Có thể dùng hào thêm chút nước ấm, không ăn luôn cũng được.
  • Áp dụng cách này kiên trì sẽ thấy giảm chứng đau thượng vị.

☛ Tham khảo thêm: Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

Mật ong + nghệ

mat-ong-va-nghe
Bài thuốc từ mật ong và nghệ vàng giúp cải thiện chứng trào ngược dạ dày

Mật ong kết hợp với nghệ để giảm các cơn đau thượng vị dạ dày. Sự kết hợp này rất hiệu quả cho những cơn đau thượng vị dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra. Do nghệ có tính kháng khuẩn chống viêm cao, gia tăng hiệu quả trong việc lành tổn thương loét dạ dày từ đó giảm đau thượng vị dạ dày hiệu quả.

Bạn có thể thực hiện như sau:

Nghệ ở dạng khô nên chọn tinh bột nghệ tránh các tạp chất không cần thiết. Pha một thìa tinh bột nghệ với một ly nước ấm, sau đó thêm một thìa mật ong. Uống hai lần mỗi ngày, trước hoặc sau khi ăn.

Bạn cũng có thể sử dụng nghệ tươi như dùng nghệ ngâm mật ong. Cách làm cụ thể như sau:

Nghệ sơ chế làm sạch để ráo nước. Sau đó, cắt miếng lát mỏng cho vào hũ thủy tinh, từ từ đổ mật ong ngập bao quanh. Đậy kín nắp tầm 1 tuần là có thể sử dụng được. Bảo quản bằng cách tránh ánh nắng trực tiếp hoặc có thể để trong ngăn mát tủ lạnh. Uống hai thìa mật ong nghệ này (1 thìa kèm cả mật ong và 1 2 lát nghệ) hai lần mỗi ngày.

☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm hang vị dạ dày bằng nghệ

Mật ong + gừng

Trà gừng mật ong
Trà gừng mật ong giúp cổ họng dễ chịu hơn

Tương tự với cách trên, bạn có thể thay thế gừng bằng nghệ cũng có tác dụng trong việc chữa đau thượng vị dạ dày. mật ong kết hợp với gừng thường thích hợp cho những người bị đau thượng vị kèm lạnh bụng. Gừng giúp làm ấm bụng, ổn định tiêu hóa giúp giảm các cơn đau thượng vị.

Cách làm hoàn toàn tương tự với nghệ ngâm mật ong. Gừng sơ chế làm sạch để ráo nước. Sau đó, cắt miếng lát mỏng cho vào hũ thủy tinh, từ từ đổ mật ong ngập bao quanh. Đậy kín nắp, có thể sử dụng sau 1 tuần ngâm. Liều lượng cúng ngày 2 thìa (bao gồm cả nước cả cái) chia 2 lần sáng tối.

☛ Tham khảo: Gừng chữa trào ngược dạ dày

Mật ong + chuối hột xanh

Một cách kết hợp nữa cũng rất hiệu quả là mật ong kết hợp chuối hột xanh. Kiểu này thích hợp với trường hợp đau thượng vị kèm tiêu chảy.

Theo y học cổ truyền, chuối hột là dược liệu có vị chát, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng tiêu độc, thông tiểu, chữa đau bụng. Ngoài ra, phần nhựa trong quả chuối còn chứa chất kháng khuẩn, làm se lành bề mặt tổn thương viêm trong dạ dày, qua đó làm giảm cơn đau thượng vị một cách từ từ.

Cách chữa đau thượng vị từ chuối hột:

Dùng quả chuối hột xanh rửa sạch, thái lát mỏng đem rải trong bóng râm cho đến khi khô toàn toàn. Sau đó, tán thành bột mịn. Để trị đau thượng vị, mỗi lần lấy 2 thìa chuối hột pha chung với 200ml nước ấm và 2 thìa mật ong. Uống mỗi ngày 1 lần trong 1 tuần liên tục.

Mật ong + tam thất

Mật ong kết hợp với tam thất thích hợp cho trường hợp đau thượng vị do viêm loét dạ dày rất tốt trong việc cầm máu giúp mau lành vết loét.

Trong đông y, củ tam thất có vị đắng, tính ôn nhu, có thể dùng để cầm máu, giảm đau, giảm sưng… Ngoài ra nó còn dùng để điều trị các bệnh về kinh nguyệt, băng huyết, các bệnh thiếu máu, chống hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt chữa viêm loét dạ dày rất tốt.

Cách làm cụ thể như sau:

Chọn mua tam thất dạng bột (có bán và hỗ trợ xay nhuyễn tán bột ở hầu hết các hiệu thuốc đông y. ). Trộn mật ong với tam thất ở dạng có thể vo viên được, Cho một ít một mật ong vào bột tam thất ở dạng khô ẩm vừa đủ để có thể vo viên được. Viên nhỏ thành từng viên bằng đầu ngón tay út cho vào lọ thủy tinh đậy kín bảo quản, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối. Đây còn được gọi là viên hoàn mật ong tam thất dùng rất phổ biến trong đông y. Bạn có thể tham khảo cụ thể hơn với bác sĩ đông y về liều lượng phù hợp với tình trạng loét dạ dày của bạn.

Hoặc bạn cũng có thể pha mật ong tam thất với tỉ lệ 1:1 cùng nước ấm để uống. Cụ thể mỗi sáng tối, uống 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê tam thất hòa cùng chén nước ấm.

Mật ong + trứng gà

Kết hợp mật ong cùng trứng gà cũng giúp giảm các cơn đau thượng vị. Do bên cạnh mật ong, trứng gà có chứa kháng thể giúp chống lại các tác nhân gây hại cho dạ dày cũng như giảm đau thượng vị hiệu quả. Cùng với đó, trứng gà nhiều các chất dinh dưỡng như photpho, chất béo, biotin, vitamin,.. giúp nâng cao đề kháng, đồng thời giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày.

Bên cạnh đó trong trứng gà chứa nhiều sắt, kết hợp với các chất kháng viêm kháng khuẩn có trong mật ong. Khi đi vào dạ dày sẽ giúp các tổn thương, vết loét nhanh lành. Người bị đau thượng vị do viêm loét dạ dày dẫn đến thiếu máu, dùng cách này có thể ngăn chặn được triệu chứng bệnh.

Cách kết hợp mật ong và trứng gà giúp giảm đau thượng vị dạ dày như sau:

Tách lấy 1 – 2 lòng đỏ trứng gà cho vào chén. Thêm 10ml – 20ml mật ong nguyên chất vào, đánh đều hỗn hợp lên. Và dùng luôn. Nên dùng mỗi tuần 2 lần vào buổi sáng để được hiệu quả.

Tuy nhiên cách này không phải thích hợp với nhiều người một phần là do cần phải lựa chọn trứng gà chuẩn, mật ong nguyên chất để tránh tình trạng đi ngoài đau bụng, khó tiêu. ( ☛Tìm hiểu kỹ hơn: Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng?)

Lưu ý khi dùng mật ong chữa đau thượng vị

Nhiều người vẫn nghĩ mật ong có vị ngọt nên thường lo sợ mật ong sẽ gây nóng

Hầu hết mọi người có thể tiêu thụ mật ong mà không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ bất lợi nào.

Nếu bạn quyết định thử mật ong, hãy nhớ:

  • Liều thông thường là khoảng một thìa cà phê mỗi ngày.
  • Mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Nếu bạn bị tiểu đường không nên dùng phương pháp này chữa đau thượng vị.

Mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu thấp hoặc đang dùng thuốc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, hãy hỏi bác sĩ trước khi thử phương pháp điều trị tại nhà này. Bạn cũng nên hỏi bác sĩ về việc dùng mật ong nếu bạn đang dùng thuốc hoặc đang mang thai hoặc cho con bú. Và cũng lưu ý thêm mật ong không nên dùng với trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Nếu bạn bị dị ứng mật ong, bạn không nên thử phương pháp điều trị tại nhà này. Hoặc khi nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ bất thường nào, bạn nên ngừng sử dụng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Gastosic giải pháp an toàn hiệu quả cao cho người đau thượng vị

Đau thượng vị dạ dày là một trong những triệu chứng của bệnh lý về dạ dày. Bạn cần phải đi thăm khám để biết rõ chính xác tình trạng của mình, nguyên nhân đau do đâu, mức độ đau…. Và để điều trị đau thượng vị dạ dày, bạn có thể áp dụng các cách như thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và sản phẩm chuyên biệt cho bệnh lý dạ dày – Gastosic.

Gastosic là sản phẩm duy nhất trên thị trường tác động theo cơ chế vào gốc rễ của nguyên nhân gây nóng dạ dày, ợ hơi, ợ chua…Nhờ đó giúp giải quyết được căn nguyên gây bệnh, giảm nhanh các triệu chứng và ngăn tái phát trở lại. Đây là sản phẩm kết hợp 9 loại thảo dược đã được y học cổ truyền sử dụng lâu đời cũng như y học hiện đại nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt với người bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tráng – 2 nguyên nhân bệnh lý gây hiện tượng đau nóng vùng thượng vị dạ dày.

Đặc biệt hơn Gastosic là sản phẩm có chứa tinh nghệ Nano Curcumin (chuyển giao từ Viện Hàn Lâm & KHCN Việt Nam) – là dạng siêu hấp thu của hoạt chất Curcumin, giúp mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị gấp 40 lần so với sản phẩm không chứa Nano Curcumin.

Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY

Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ

Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂYmua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY

Bài viết là tổng hợp các cách chữa đau thượng vị dạ dày với mật ong. Tuy nhiên, chữa đau thượng vị bằng những cách trên thực sự không phải là bài thuốc có thể trị dứt điểm bệnh. Đặc biệt là đau thượng vị liên quan đến bệnh dạ dày mạn tính. Đây là biện pháp tạm thời hỗ trợ mà bệnh nhân có thể sử dụng tại nhà bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sỹ.

]]>
https://gastosic.vn/chua-dau-thuong-vi-bang-mat-ong/feed/ 0
Bị viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì để điều trị? https://gastosic.vn/viem-xung-huyet-hang-vi-uong-thuoc-gi/ https://gastosic.vn/viem-xung-huyet-hang-vi-uong-thuoc-gi/#respond Wed, 05 Jul 2023 03:07:38 +0000 https://gastosic.vn/?p=61444 Viêm xung huyết hang vị dạ dày là căn bệnh thường gặp, khó điều trị và rất dễ tái phát. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh? Khi bị viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật mọi thông tin cần thiết, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên tắc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Cần phối hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống trong quá trình điều trị

Điều trị viêm xung huyết hang vị là một quá trình dài, phối hợp giữa việc sử dụng thuốc và cải thiện chế độ sinh hoạt. Những nguyên tắc cần nắm để tối ưu hóa hiệu quả bao gồm:

  • Giảm thiểu yếu tố tấn công: Bao gồm những nguyên nhân gây tăng acid dịch vị như thói quen lạm dụng thuốc, căng thẳng kéo dài, ăn đồ cay nóng, chiên rán… Đối với người nhiễm vi khuẩn H.P, phác đồ điều trị phải có thêm kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Tăng cường yếu tố bảo vệ: Bằng cách “làm dày” hệ thống chất nhầy niêm mạc, giúp tế bào tổn thương không bị tấn công bởi acid dạ dày. Đây là một loại thuốc cơ bản, cần được bổ sung trong phác đồ điều trị để bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
  • Phát hiện và điều trị bệnh sớm: Ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ của viêm xung huyết hang vị như đau bụng vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua… thì người bệnh nên được thăm khám kịp thời để điều trị triệt để, tránh tái phát.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Sử dụng thuốc đúng và đủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi người sẽ có một phác đồ điều trị cụ thể nên cần kiên nhẫn tuân thủ và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Duy trì lối sống khoa học: Là điều kiện tiên quyết để điều trị và ngăn ngừa tái viêm xung huyết hang vị dạ dày. Cần loại bỏ những thói quen xấu và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Sử dụng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu, cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được các bác sĩ kê đơn, bao gồm:

Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

Omeprazol

Omeprazol có tác dụng ngăn chặn kênh H+/K+ ATPase trên tế bào thành dạ dày

Có khả năng ức chế sự bài tiết của dạ dày thông qua sự ức chế hệ H+/K+ ATPase (bơm proton ở tế bào thành của dạ dày), đồng thời có khả năng kìm hãm vi khuẩn H.P. Đây cũng là lựa chọn lâu dài cho bệnh nhân viêm loét hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Khi sử dụng Omeprazol, cần chú ý đến một số tác dụng không mong muốn như phát ban, tăng men gan, phù…

Lansoprazol

Cũng như Omeprazol, Lansoprazol có tác dụng tương tự thông qua việc ngăn chặn kênh H+/K+ ATPase trên tế bào thành dạ dày. Bên cạnh đó, Lansoprazol còn hiệu quả trong việc giảm tiết Pepsin, tuy không mạnh như ức chế tiết acid nhưng cũng mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng. Khi dùng cần lưu ý đến những tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa…

Thuốc kháng Histamin H2

Cimetidin

Cimetidin được sử dụng thường xuyên bởi tác dụng tốt, giá thành phù hợp với kinh tế người dân Việt Nam

Cimetidin là một loại thuốc có khả năng ức chế cạnh tranh với Histamin H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm bài tiết và nồng độ acid dịch vị cả khi đói hay kích thích bởi thức ăn. Tuy không ngăn cản được vết loét tái phát nhưng Cimetidin đóng vai trò quan trọng trong việc làm liền tổn thương niêm mạc xung huyết, không cho bệnh tiến triển.

Khi dùng Cimetidin, người bệnh cần biết trước một số tác dụng phụ thường gặp như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ…

Ranitidin

Tương tự Cimetidin, Ranitidin là thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày với khả năng ức chế cạnh tranh Histamin H2 trên tế bào thành, giảm lượng acid dịch vị cả ngày và đêm trong mọi điều kiện. Không chỉ vậy, Ranitidin còn có tác dụng mạnh hơn Cimetidin từ 3 – 13 lần, bảo vệ niêm mạc dạ dày xung huyết, ngăn ngừa tối đa biến chứng chảy máu.

Những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng Ranitidin bao gồm đau đầu, chóng mặt, yếu mệt…

Thuốc trung hòa dịch vị (Antacid)

Phosphalugel

Phosphalugel là một Antacid có công dụng mạnh, giảm đau thượng vị nhanh cho người bệnh viêm xung huyết hang vị

Cơn đau thượng vị do viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì để cải thiện nhanh triệu chứng? Phosphalugel là một loại Nhôm Phosphat dạng keo có tính kiềm, trung hòa acid dịch vị làm giảm đau một cách nhanh chóng cho người bệnh.

Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ bởi Phosphalugel có khả năng làm giảm hấp thu các thuốc khác, táo bón, thậm chí tắc ruột nếu uống quá liều.

Gastropulgite

Gastropulgite là một thuốc kháng acid, được bào chế dưới dạng hỗn dịch gồm:

  • Nhôm Hydroxyd đóng vai trò chính là một chất kiềm, giúp trung hòa acid dịch vị, tạo lớp màng keo bảo vệ cho niêm mạc tổn thương.
  • Attapulgite Mormoiron có khả năng hấp phụ độc tố, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và hình thành lớp màng bao phủ ngăn chặn sự tấn công của acid dạ dày.
  • Kẽm Carbonat sấy khô tác dụng kích thích nhu động ruột, nhuận tràng, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày.

Khi dùng thuốc, cần lưu ý đến một số tác dụng không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, táo bón…

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Bismuth là một loại thuốc quen thuộc được sử dụng nhiều trong các phác đồ điều trị viêm dạ dày xung huyết hang vị. Tại dạ dày, tủa Bismuth được tạo thành nhờ phản ứng với acid dịch vị, ngăn ngừa sự tấn công của acid lên niêm mạc tổn thương. Không chỉ vậy, Bismuth còn có tác dụng diệt vi khuẩn H.P, có tỷ lệ lên tới 70 – 90% khi phối hợp với một trong số nhóm thuốc như kháng sinh, PPI, kháng Histamin H2.

Các tác dụng phụ của Bismuth có thể gặp bao gồm làm sẫm màu phân hoặc lưỡi, làm thay đổi màu sắc răng tuy nhiên tình trạng này sẽ hồi phục khi ngừng dùng thuốc, nôn mửa, tiêu chảy, ù tai, giảm thính lực…

Thuốc kháng sinh

Amoxicilin

Amoxicilin là kháng sinh phổ rộng, lựa chọn đầu tay trên những bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn H.P

Amoxicilin là kháng sinh phổ rộng, tiêu diệt được vi khuẩn gram âm đặc biệt là H.Pylori – nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm hang vị xung huyết dạ dày. Đặc biệt, loại kháng sinh này còn rất bền trong môi trường acid, dễ dàng hoạt động ở nơi có độ pH thấp mà không bị biến đổi cấu trúc.

Khi dùng thuốc cần biết đến một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, phát ban muộn thường sau 7 ngày sử dụng.

Metronidazol

Không chỉ nhạy cảm với động vật nguyên sinh, Metronidazol còn có tác dụng lên vi khuẩn kỵ khí đặc biệt là H.Pylori. Bằng cách làm thay đổi cấu trúc DNA của vi khuẩn, kháng sinh làm ngưng trệ quá trình phiên mã, cuối cùng là làm chết vi khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng đơn độc Metronidazol, hiện tượng kháng thuốc xảy ra khá nhanh, cần phải phối hợp thêm kháng sinh khác trong quá trình điều trị.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc không quên duy trì lối sống khoa học và chế độ ăn lành mạnh

Tất cả các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày kể trên đều có tác dụng mạnh mẽ lên cơ thể. Bên cạnh đó, hầu hết mọi loại thuốc đều để lại ít nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Để hạn chế tình trạng này, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý bỏ hay thêm bất cứ loại thuốc nào khác.
  • Tuân thủ mọi hướng dẫn dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đúng đủ liều, cách sử dụng, thời hạn sử dụng…
  • Báo cáo lại với bác sĩ điều trị khi gặp bất cứ triệu chứng gì nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc gây ra.
  • Thăm khám bệnh định kỳ để có được đánh giá khách quan về hiệu quả điều trị, điều chỉnh lại phác đồ cho phù hợp.
  • Duy trì nguyên tắc điều trị bệnh hợp lý, xuyên suốt quá trình thậm chí khi đã khỏi bệnh để ngăn ngừa tái phát.

☛ Tham khảo thêm: Dinh dưỡng cho người viêm xung huyết hang vị

Gastosic giải pháp an toàn cho người viêm xung huyết hang vị

Gastosic là sản phẩm lành tính, không gây ra tác dụng phụ kể cả khi dùng trong thời gian dài

Hiểu được nỗi lo lắng của người bệnh khi sử dụng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày trong thời gian dài, Gastosic đã ra đời sau 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm. Được sản xuất tại nhà máy dược phẩm công nghệ hàng đầu, xây dựng từ bản “thiết kế tối ưu” cho cơ địa của người Việt, Gastosic đã mang đến hiệu quả toàn diện:

  • Trung hòa acid dịch vị dạ dày nhờ Hậu Phác, Trần Bì.
  • Tái tạo vết loét, phục hồi tổn thương niêm mạc được biết đến bởi tác dụng của Cam Thảo, Nano Curcumin.
  • Chống viêm, ức chế H.P cũng như các loại nấm gây hại, tạo môi trường tốt nhất trong quá trình lành bệnh là tác dụng của Hoàng Liên, Ngô Thù Du, Nano Curcumin.
  • Kích thích khả năng tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn là khả năng của Thương Truật, Gừng.
  • Làm dịu lo âu, giảm căng thẳng và những áp lực lên dạ dày là công dụng tuyệt vời của Cúc La Mã.

9 loại thảo dược mang đến đa tác động giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm loét dạ dày,  viêm xung huyết hang vị dạ dày, chấm dứt các triệu chứng của bệnh. Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại thị trường Việt Nam. Trải qua hơn 8 năm có mặt trên thị trường, Gastosic đã nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia hàng đầu và hàng ngàn người tiêu dùng trên toàn quốc. Hiện tại sản phẩm đang được bày bán rộng rãi trên hơn 2000 nhà thuốc trên khắp cả nước!

Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY

Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ

Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂYmua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY

Lời kết

Bài viết trên đây đã phần nào giúp người bệnh trả lời được câu hỏi khi bị viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì. Chắc chắn rằng, thông qua những thông tin hữu ích này, mỗi người sẽ hiểu kỹ càng hơn về loại thuốc mình đang sử dụng, cách để dùng hợp lý và hiệu quả nhất đối với bản thân!

]]>
https://gastosic.vn/viem-xung-huyet-hang-vi-uong-thuoc-gi/feed/ 0