Hen suyễn và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có mối quan hệ 2 chiều. Nếu bạn bị hen suyễn thì nguy cơ ợ nóng sẽ tăng lên. Và ngược lại nếu bạn bị ợ nóng thường xuyên, nó có thể gây ra các triệu chứng hen hoặc làm cho các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn.
1. Ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản tới bệnh hen suyễn
Khi bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoạt động dạ dày và thực quản của bạn sẽ gặp vấn đề. Thực quản là 1 ống kết nối dạ dày với cổ họng. Việc đóng mở thực quản bị lỗi khiến cho axit trong dạ dày bị tràn vào thực quản. Bác sĩ có thể gọi đây là bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc ợ nóng, ợ chua.
Thực quản không giống như dạ dày có 1 lớp lót bản vệ, vì vậy axit gây kích thích thực quản và khiến bạn có cảm giác khó chịu trong ngực. Nếu triệu chứng này chỉ xảy ra 1 vài lần ngắn ngủi thì bạn không cần quá lo lắng, nhưng nếu nó kéo dài quá lâu thì nó có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Có 2 hướng khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra bệnh suyễn hoặc khiến bệnh suyễn thêm nghiêm trọng:
Axit chạm vào dây thần kinh trong thực quản. Điều này gây ra phản ứng dây chuyền. Các dây thần kinh nối với não để thông báo rằng “hãy bảo về chúng tôi khỏi axit”. Khi đó, đường hô hấp của bạn sẽ thu hẹp để giữ axit ra ngoài, và các triệu chứng hen suyễn bắt đầu xuất hiện.
Axit dạ dày trực tiếp đi vào phổi của bạn. Axit gây kích thích đường hô hấp, khiến bạn thở gấp, ho, và cảm thấy ngực thắt chặt.
Đôi khi bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản không có triệu chứng ợ nóng. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm tra xem “bệnh trào ngược dạ dày thực quản im lặng” có ảnh hưởng đến bệnh suyễn không bằng cách hỏi bạn 1 số câu hỏi.
Thông thường, bệnh trào ngược dạ dày thực quản là thủ phạm đằng sau bệnh suyễn của bạn nếu:
- Các triệu chứng hen suyễn chỉ bắt đầu khi bạn trưởng thành
- Bệnh suyễn của bạn trở nên trầm trọng hơn sau khi bạn ăn, tập thể dục, hoặc nằm xuống.
- Điều trị bệnh suyễn không giúp tình trạng bệnh của bạn tốt lên
- Bạn ho hoặc thường bị khàn tiếng.
Nếu bác sĩ của bạn không chắc chắn bạn có bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay không, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm, bao gồm:
- Chụp X-quang
- Nội soi
- Kiểm tra axit amin (pH). Điều này theo dõi lượng axit trong thực quản của bạn.
>> Bạn có thể xem thêm: Viêm thực quản trào ngược- có thể tử vong
2. Ảnh hưởng của bệnh hen suyễn tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Một số loại thuốc hen có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược axid bởi vì chúng ảnh hưởng đến các cơ khác nhau trong cơ thể con người. Prednisone và albuterol có thể ảnh hưởng đến các cơ kiểm soát sự mở cửa giữa thực quản và dạ dày. Chính điều này có thể khiến axit rò rỉ vào thực quản.
3. Cần làm gì khi bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn?
Nếu bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm các triệu chứng hen suyễn nặng hơn, và thuốc hen suyễn làm cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản trở nên nghiêm trọng hơn, làm sao bạn có thể chữa được cả 2 bệnh? Thông thường câu trả lời là tập trung chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và tìm cách kiểm soát nó. Một khi bệnh trào ngược dạ dày thực quản của bạn thuyên giảm, triệu chứng hen suyễn sẽ giảm tần suất xuất hiện.
Lời khuyên quan trọng dành cho bệnh nhân bị mắc cả 2 bệnh cùng lúc đó là “Hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể”. Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn quyết định xem bạn có cần thuốc cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay không, và với liều lượng như thế nào.
Ngoài ra, bạn nên thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng bệnh. Ví dụ như:
- Mặc quần áo rộng và hạn chế dùng thắt lưng để tránh gây áp lực cho vùng bụng
- Chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa/ngày
- Không ăn trong 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ
- Từ bỏ hút thuốc
- Giảm cân để giảm áp lực lên bụng
>> Bạn có thể xem thêm: Trào ngược dạ dày gây ho